Forecasting outstanding content trends in 2024

Xu hướng content 2024 sẽ tập trung vào nội dung tương tác và trải nghiệm người dùng, với sự phát triển của công nghệ và truyền thông. Các nhà sản xuất nội dung sẽ cần tập trung vào việc tạo ra nội dung chất lượng cao và độc đáo để thu hút khách hàng. Hãy cùng TUBRR khám phá xem có những xu hướng nào qua bài viết dưới đây nhé 

I. Đa dạng nội dung trên sàn thương mại điện tử 

1. Content trên sàn thương mại điện tử

Hoạt động kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ và tạo ra sự khẳng định vị thế của chúng. Để đạt được một hình ảnh đáng tin cậy, thương hiệu cần xây dựng nhiều loại nội dung khác nhau trên sàn thương mại điện tử, giúp tăng cường nhận thức tích cực về thương hiệu và doanh nghiệp trực tuyến. 

Chiến lược Shoppertainment là một trong những cách thức áp dụng trong thương mại điện tử, kết hợp giữa việc mua sắm và giải trí bằng cách cung cấp nhiều hoạt động đa dạng như: livestream, trò chơi trực tuyến, đánh giá sản phẩm thực tế, trải nghiệm gian hàng ảo.

Nhờ vào sử dụng chiến lược này, các nhãn hàng đã thúc đẩy doanh số bán hàng và tăng cường sự hấp dẫn của thương hiệu trên sàn thương mại điện tử. Đây là xu hướng content đầu tiên dành cho các nhãn hàng khi muốn kinh doanh trên sàn thương mại điện tử 

Content marketing tren san thuong mai dien tu tac dong toi quyet dinh mua
Content marketing trên sàn thương mại điện tử tác động tới quyết định mua 

Để thành công trong việc tiếp thị trên sàn thương mại điện tử, các doanh nghiệp cần đa dạng hóa nội dung content của mình và triển khai chúng dưới nhiều hình thức khác nhau, dưới đây là 1 vài xu hướng content của năm 2024 cần lưu ý:

  • Nội dung cung cấp thông tin hướng dẫn về sản phẩm/dịch vụ: Các cửa hàng trực tuyến cần cập nhật thông tin quan trọng và hướng dẫn về sản phẩm của mình để giúp khách hàng dễ dàng hiểu rõ hơn về chúng.
  • Những nội dung chia sẻ đánh giá về sản phẩm: Để tăng độ tin cậy của sản phẩm, doanh nghiệp có thể chia sẻ những đánh giá và chứng nhận của khách hàng, hoặc hợp tác với những KOC/KOL để nhận được những chia sẻ chân thực nhất từ họ.
  • Sử dụng các ấn phẩm Infographic: Các ấn phẩm Infographic là một công cụ trực quan để truyền tải thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp, ví dụ như biểu đồ về kích thước sản phẩm, số đo…
  • Sử dụng video quảng bá sản phẩm: Video được coi là một công cụ quảng bá hiệu quả nhất để giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp, cung cấp thông tin chi tiết và chân thực nhất về sản phẩm.

2. Case study 

Các nội dung content của nhãn hàng Unilever trên sàn thương mại điện tử:Unilever sử dụng bộ công cụ của Shopee để thu thập thông tin về thói quen và nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó tạo ra nội dung phù hợp hướng tới khách hàng trên sàn thương mại điện tử. Nhờ đó, doanh số bán hàng trên sàn thương mại điện tử của Unilever đã tăng vọt, tăng trưởng hơn 50% so với năm 2021. 

Unilever triển khai các chiến dịch marketing phù hợp với các dịp lễ như Tết, mùa hè, lễ trung thu để bắt kịp xu hướng và thu hút người dùng

  • Unilever xây dựng các chiến dịch phù hợp với các sự kiện như Tết, mùa hè và lễ Trung Thu, nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và bắt kịp xu hướng. 
  • Trang thương mại điện tử của Unilever có gần 1 triệu người theo dõi, và họ sử dụng hình ảnh đồng nhất của sản phẩm để thu hút sự quan tâm và đảm bảo sự uy tín của thương hiệu.
  • Unilever cũng tạo ra các banner và ấn phẩm phù hợp với thương hiệu và các chiến dịch trên sàn thương mại điện tử như 9/9 và 10/10,…
  • Đồng thời, họ cũng tận dụng nội dung video để cung cấp thông tin về sản phẩm cho khách hàng, và phối hợp với các KOC (Key Opinion Customers) và KOL (Key Opinion Leaders) để tăng trải nghiệm sản phẩm.

II. Metaverse và Gaming

1. Tổng quan về Metaverse và Gaming

Vào tháng 10/2021, Facebook đã chính thức đổi tên thành "metaverse", và nhiều thương hiệu đang triển khai các chiến dịch quảng cáo trong không gian ảo này, nhằm thu hút sự tương tác và mua sắm trực tuyến. 

Metaverse - Vũ trụ ảo do Facebook thành lập
Metaverse - Vũ trụ ảo do Facebook thành lập
Trong khi đó, ngành công nghiệp trò chơi đang phát triển mạnh mẽ, và các chuyên gia dự đoán rằng Metaverse và Gaming sẽ tạo thành một "siêu vũ trụ" có giá trị lên tới 800 tỷ USD. Trong đó, xu hướng content về Gaming được dự kiến tới năm 2024, số lượng game thủ trên toàn thế giới được dự kiến sẽ đạt 3,2 tỷ người, và thị trường Gaming sẽ đạt 412,9 tỷ USD.
Sự phát triển của metaverse do các nhà nghiên cứu dự đoán
Sự phát triển của Metaverse do các nhà nghiên cứu dự đoán

Một số thương hiệu lớn, như Listerine, đã tận dụng sức mạnh của các công nghệ mới như NFT, Virtual Experience và A.I. để triển khai các hoạt động tiếp thị sáng tạo hơn. 

Ví dụ, Listerine đã sử dụng trò chơi nhập vai Complexo để giới thiệu sản phẩm của mình. Trong trò chơi, người chơi phải tìm kiếm máy bán hàng của Listerine để mua nước súc miệng và giải quyết vấn đề về hơi thở hôi thối, nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hơi thở thơm mát và dễ chịu. Qua đó, Listerine đã nhấn mạnh rằng: "Một hơi thở hôi thối có thể dẫn đến ngày tận thế"

Trong trò chơi, các máy bán hàng tự động của Listerine sẽ được đặt tại các hiệu thuốc và một số địa điểm ngẫu nhiên.

Dự đoán về thị trường Gaming Các thương hiệu lớn tận dụng sức mạnh của những công nghệ nổi bật: NFT, Virtual Experience, A.I. vào hoạt động marketing
Dự đoán về thị trường Gaming Các thương hiệu lớn tận dụng sức mạnh của những công nghệ nổi bật: NFT, Virtual Experience, A.I. vào hoạt động marketing

2. Case study

NIKE Vào cuối năm 2021, Nike - một thương hiệu giày nổi tiếng đã gia nhập vào "vũ trụ ảo" bằng cách giới thiệu Nikeland.

 

Nikeland là một tựa game được sản xuất bởi nền tảng trò chơi điện tử Roblox, cho phép người dùng tạo ra nhân vật ảo và tham gia các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ, vv. Người chơi có thể lựa chọn từ nhiều thể loại đối kháng khác nhau và cũng có thể chơi cùng với những người chơi khác. 

Giao diện của Nikeland được thiết kế hiện đại và nhiều màu sắc, toàn bộ trang phục và phụ kiện mà Nike cung cấp cho các nhân vật ảo đều là các sản phẩm của thương hiệu. Các cửa hàng, bụi cây và nhà máy trong trò chơi đều mang các yếu tố thương hiệu của Nike như chữ "Nike" và logo Swoosh. Trên trang web, Nike mô tả Nikeland là nơi "những trò chơi cổ điển được khoác lên mình một diện mạo mới mẻ". 

Với chiến dịch này, Nike hy vọng thu hút được nhiều khách hàng thuộc thế hệ trẻ hơn và tạo ra một trải nghiệm gần gũi và chân thực cho khách hàng với thương hiệu của họ thông qua nhiều hình ảnh trong thế giới ảo. 

III. Xu hướng Content ngắn dạng Video  

1. Tổng quan về video ngắn 

Trung bình, mỗi tuần hiện nay, người dùng xem 19 giờ video. Video đang là xu hướng content marketing 2024 và sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai.

Tổng quan về video ngắn
Tổng quan về video ngắn

Thống kê tỷ lệ sử dụng video dạng ngắn trong marketing, Các video ngắn trên các nền tảng TikTok, Instagram Reels và YouTube Shorts hiện đang là phương tiện truyền thông phổ biến nhất cho các thương hiệu. Đến năm 2024, các thương hiệu sẽ cần tập trung vào sản xuất nội dung video có thời lượng từ 6 phút trở xuống, và do đó, Tiktok là một trong những nền tảng phù hợp nhất để sáng tạo và phát triển nội dung video ngắn. 

2. Case study 

Điển hình cho việc sử dụng video dạng ngắn đem lại thành công chính là thương hiệu thời trang dành cho nam nội địa - Poloman. Thương hiệu này đã kết hợp KOL và truyền thông trên đa nền tảng với với nhiều nội dung video ngắn đặc biệt trên nền tảng Tiktok gây ra sự tò mò cho các khách hàng và người dùng.

Thương hiệu Poloman trên nền tảng Tiktok
Thương hiệu Poloman trên nền tảng Tiktok

Với định hướng của mình, Tiktok được nhãn hàng lựa chọn là nơi quảng bá và phát triển thương hiệu cho sản phẩm của mình. 

Nội dung video hầu hết về phong cách, cách phối đồ, chất liệu, các mẹo liên quan tới sản phẩm. Thời lượng video ngắn gọn thường dưới 1 phút, những vẫn tạo được sự hứng thú đối với người xem. 

Việc khai thác hình tượng KOL mới lạ cùng việc triển khai nội dung dưới dạng video ngắn giúp thương hiệu tạo được dấu ấn riêng biệt, thậm chí đã tạo ra xu hướng thời trang trên TikTok và nhận lại được nhiều thành tựu chỉ sau 5 tháng ra mắt:

  • Thương hiệu đã đạt được 3,2 tỷ đồng doanh thu, 12 triệu lượt hiển thị quảng cáo và tỉ lệ khách hàng quay lại mua hàng tăng lên 50%. 
  • Đặc biệt, trong chiến dịch Siêu mua sắm 6/6, khi thương hiệu chủ yếu triển khai trên nền tảng TikTok, Poloman đã ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu hơn 30% so với trước đây.
  • 50% tỉ lệ khách hàng quay lại mua hàng 

IV. Audio

1. Tổng quan về Audio 

Âm thanh là một yếu tố quan trọng trong marketing, có nhiều hình thức khác nhau như bài hát, lời thoại và nhạc nền. Vì vậy, nội dung âm thanh ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong các chiến dịch của các thương hiệu. 

Báo cáo từ Oberlo về số lượng người nghe podcast năm 2019 - 2024
 Báo cáo từ Oberlo về số lượng người nghe podcast năm 2019 - 2024

Nội dung âm thanh đang ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam, với tỷ lệ người dùng smartphone để nghe nội dung này chiếm đến 78%. Đây là một minh chứng cho sự phát triển của nội dung âm thanh, một công cụ quan trọng trong lĩnh vực marketing, bao gồm các hình thức như bài hát, lời thoại và nhạc nền.Trong thời đại tiêu dùng nội dung hiện nay, podcast và các nội dung âm thanh khác ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong các chiến dịch của các thương hiệu. Được dự đoán sẽ trở thành xu hướng content 2024.

Chỉ trong năm 2022, số lượng người nghe podcast đã liên tục gia tăng. Tính đến năm 2022 có 424,2 triệu người lắng nghe podcast trên toàn thế giới, con số này dự kiến sẽ chạm ngưỡng 504,9 triệu người vào năm 2024. Ngoài podcast, các nội dung âm thanh khác như quảng cáo âm thanh trong trò chơi cũng có tiềm năng phát triển. 

Với sự tăng trưởng đáng kể của ngành công nghiệp game, các nhà quảng cáo và thương hiệu đã bắt đầu tìm cách tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng của họ thông qua các hình thức quảng cáo âm thanh.Như nghiên cứu của AudioMob và YouGov đã chỉ ra, hầu hết game thủ thích các quảng cáo âm thanh hơn là video, bởi vì chúng giúp họ cảm thấy hứng thú, không làm gián đoạn quá trình chơi game và khiến nó trở nên chân thực hơn. 

2. loại hình Audio Content phổ biến:

a. Tìm kiếm bằng giọng nói (Voice search)

 Các thay đổi đáng kể đã xảy ra trên trang kết quả tìm kiếm (SERP) nhằm cải thiện trải nghiệm tìm kiếm của người dùng bằng cách giúp họ dễ dàng tìm thấy các nội dung hữu ích phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của mình. Nhiều tính năng mới được tích hợp, cho phép người dùng sử dụng các ứng dụng hỗ trợ trí tuệ nhân tạo như Siri, Amazon Echo, Google Voice Search và các công nghệ tương tự để tìm kiếm và truy xuất thông tin theo yêu cầu của họ. 

b. Podcast

 Podcast là một loạt các tệp âm thanh hoặc video số mà người dùng có thể tải xuống hoặc phát trực tuyến. Theo Forbes, hiện có hơn 800.000 kênh podcast đang hoạt động, sản xuất khoảng 54 triệu tập trên toàn cầu với nhiều chủ đề khác nhau, bao gồm kinh doanh, truyền thông, phát triển cá nhân, giải trí, xã hội,... 

c. Sách nói (Audiobook)

 Sách nói là loại sách mà nội dung được chuyển đổi từ chữ in trên giấy sang dạng âm thanh thông qua giọng đọc. Sự phát triển của công nghệ đã biến hình thức này trở nên phổ biến trong những năm gần đây, thu hút sự yêu thích từ người dùng.  

d. Quảng cáo âm thanh (Audio Ads)

 Audio ads (quảng cáo âm thanh) là hình thức quảng cáo truyền thông âm thanh và được phát sóng trên các nền tảng âm nhạc trực tuyến, ứng dụng podcast và các ứng dụng phát trực tuyến khác.

Audio ads có thể là quảng cáo trong nội dung hoặc quảng cáo độc lập và thường bao gồm một thông điệp ngắn gọn về sản phẩm hoặc dịch vụ của một thương hiệu và là xu hướng content giúp thương hiệu dễ dàng truyển tải thông tin tới khách hàng.Thông tin từ quảng cáo bằng âm thanh (audio ads) khiến 59% người nghe nhớ được khẩu hiệu (slogan) của thương hiệu, 10% nhớ tên thương hiệu và làm tăng 9% nhận dạng thương hiệu. 

Trong chiến dịch quảng bá sản phẩm Mirinda Soda Kem, thương hiệu áp dụng chiến lược quảng cáo âm thanh. Bằng việc lặp đi lặp lại cụm từ "Mirinda Soda Kem" xuyên suốt quảng cáo và kết hợp thêm các đặc tính của sản phẩm mới này như “thơm béo”, “ngon xoắn lưỡi”, thương hiệu đã gây ấn tượng với người nghe, giúp họ nhớ tên sản phẩm chỉ trong vài giây đầu. 

V. Case study


1. Pandora đã thông báo về việc thử nghiệm định dạng quảng cáo mới mang tên Interactive Audio. Đây là loại quảng cáo cho phép người dùng tương tác trực tiếp bằng giọng nói trước khi quảng cáo được tiếp tục chạy.Các thương hiệu lớn như Doritos, Ashley HomeStores, Unilever, Wendy's, Turner Broadcasting, Comcast và Nestle đã hợp tác với Pandora để tạo ra những quảng cáo audio giải trí, cung cấp mẹo hay và thu hút sự chú ý của người dùng, khuyến khích họ nghe hết các quảng cáo.

Pandora ung dung audio tang tuong tac voi nguoi dung
Pandora ứng dụng audio tăng tương tác với người dùng

Chế độ giọng nói (Voice Mode) trên Pandora cho phép người dùng điều khiển ứng dụng, nghe các giai điệu mới và khám phá các podcast yêu thích, cũng như tùy chỉnh các trải nghiệm giải trí âm thanh thông qua giọng nói của họ. 

2. DiGiorno đã sử dụng một hình thức quảng cáo Interactive Audio mới để tương tác với khách hàng của họ. Trong quảng cáo này, người dùng được đặt câu hỏi vui nhộn: "Miếng đế pizza DiGiorno sẽ nói gì với lò nướng khi nhiệt độ bắt đầu nóng lên?" và phải trả lời "Yes" để được nghe tiếp phần còn lại của câu chuyện. 

Mỗi quảng cáo Interactive Audio sẽ bắt đầu bằng thông tin về hình thức quảng cáo mới và nếu người dùng từ chối hoặc không phản hồi, nhạc sẽ tiếp tục được phát. Hình thức quảng cáo này giúp thu thập được nhiều thông tin hơn từ sở thích của người dùng và tối ưu chi phí quảng cáo. 

VI. Influencer Marketing

1. Tổng quan về Influencer Marketing 

Một nghiên cứu gần đây của Nielsen cho thấy 80% người dùng mạng xã hội có xu hướng mua sản phẩm hơn khi họ được influencer giới thiệu. Vì vậy, các doanh nghiệp hợp tác với các influencer phù hợp sẽ tăng cường thành công cho chiến dịch marketing của họ: giúp thương hiệu được nhận dạng tốt hơn, tạo sự tin cậy, tiếp cận đúng tập khách hàng, cải thiện chỉ số ROI.

Nhiều nền tảng ở Việt Nam triển khai chiến dịch Influencer Marketing, bao gồm:

  • Facebook: 79,1%
  • Instagram: 9,8%
  • TikTok: 7%
  • Youtube: 4,2%
  • Shopee, Lazada 

Một số phát hiện nổi bật về Influencer Marketing tại Châu Á:

  • Tỷ lệ chiến dịch Influencer trên Tiktok tăng từ 17,67% vào năm 2021 lên đến 24,34% vào năm 2022.
  • Nhóm ngành đầu tư nhiều nhất cho Influencer Marketing trong năm qua bao gồm "Fashion & Beauty" (chiếm 29,66% tổng số chiến dịch), "Food & Drink" (chiếm 26,24% tổng số chiến dịch), "Family & Education" (chiếm 12,80% tổng số chiến dịch), "Lifestyle & Home" (chiếm 11,06% tổng số chiến dịch) và "Entertainment & Hobbies" (chiếm 6,16% tổng số chiến dịch).

Qua những thông số trên ta có thể thấy Influencer Marketing đang là 1 trong những xu hướng content được nhiều nhãn hàng sử dụng nhằm quảng bá và nâng cao thương hiệu.

Influencer Marketing đang dần được chuyển đổi thành các đại sứ thương hiệu

Các thương hiệu đang có sự thay đổi trong cách xây dựng mối quan hệ với những người có ảnh hưởng. Thay vì chỉ đơn giản là hợp tác một lần, các thương hiệu đang tạo ra đại sứ thương hiệu để duy trì mối quan hệ lâu dài với những người này.Điều này giúp đảm bảo rằng các nội dung sản xuất luôn đạt chất lượng cao, từ đó tăng cường nhận thức về thương hiệu và tương tác với khách hàng 

2. Case study 

Rosé: " ĐÓA HỒNG ÚC" đeo trang sức Mỹ Tiffany & Co.

BLACKPINK thâu tóm toàn bộ vị trí đại sứ của Tứ đại thương hiệu trang sức  xa xỉ nhất thế giới
Rosé - giọng ca chính của BLACKPINK

Vào tháng 4 năm 2021, Rosé - giọng ca chính của BLACKPINK - đã được bổ nhiệm làm đại sứ toàn cầu cho thương hiệu trang sức cao cấp Tiffany & Co. Phong cách cá tính táo bạo và hiện đại của cô rất phù hợp với tầm nhìn của nhãn hàng. Chỉ trong vòng một tháng kể từ khi bắt đầu hợp tác, Rosé đã xuất hiện trên một bảng quảng cáo khổng lồ tại cửa hàng flagship của Tiffany & Co. tại New York. Năm 2020, Tiffany & Co. chỉ đạt 430.000 lượt hiển thị trên mạng. 

Tuy nhiên, sau khi Rosé trở thành đại sứ, các hashtag liên quan đến thương hiệu đã nhanh chóng trở nên phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội như Twitter và Instagram, theo NetBase Quid.Vào tháng 2 năm 2022, tên của Rosé đã xuất hiện trong báo cáo tài chính năm 2021 của tập đoàn LVMH - chủ sở hữu của Tiffany & Co. Điều này cho thấy sức ảnh hưởng của những người nổi tiếng có tầm quan trọng rất lớn đối với hiệu quả kinh doanh của một thương hiệu.


TUBRR hỗ trợ các nhà sáng tạo lan tỏa giá trị  

Là thương hiệu MCN uy tín với 10 năm phát triển tại thị trường Cộng hoà Séc, trở thành đối tác doanh nghiệp được YouTube tín nhiệm, TUBRR - mạng lưới đa kênh, đối tác chiến lược WOA Media, tự tin là MCN hiểu rõ YouTube nhất Việt Nam.   

Tự hào là một trong hai MCN hoàn chỉnh đầu tiên tại Việt Nam, TUBRR bảo đảm cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ chuyên nghiệp chất lượng cao dành cho các nhà sáng tạo bao gồm:  

  • Quản lý nhà sáng tạo  
  • Hỗ trợ và phát triển kênh   
  • Cung cấp kho nhạc miễn phí và kho nội dung sáng tạo đa dạng   
  • Nhượng quyền nhân vật   
  • Cung cấp các Workshop đào tạo cao cấp chia sẻ kiến thức về hoạt động sản xuất và kinh doanh trên nền tảng YouTube

Đăng ký để trở thành Creator đồng hành cùng TUBRR 👉    Tại đây     

Liên hệ ngay với TUBRR tại: