Content that is easily hit by YouTube

Chắc hẳn với những nhà sáng tạo nội dung, “gậy YouTube” là thuật ngữ không còn xa lạ. Vậy bạn đã biết các nội dung nào hay bị đánh gậy bởi YouTube chưa? Làm thế nào để gỡ nội dung dính gậy YouTube? Hãy tìm hiểu cùng TUBRR trong bài viết này nhé!  

I. “Gậy” YouTube có nghĩa là gì?  

“Ăn gậy” là một cụm tiếng lóng của những nhà tạo nội dung trên YouTube, chỉ việc bị nền tảng cảnh cáo những nội dung đăng tải không phù hợp. Điều gì sẽ xảy ra khi kênh YouTube của bạn bị đánh 3 gậy bản quyền?   

  • Tài khoản của người dùng không thể tạo kênh mới.  
  • Tất cả các video đã tải lên kênh đó sẽ bị “bốc hơi” và tiền kiếm được trước đó từ các video sẽ không còn.  
  • Không chỉ có tài khoản của YouTuber bị đánh 3 gậy bản quyền mà còn tất cả các kênh có liên kết với tài khoản này cũng sẽ bị chấm dứt hoạt động.  

II. Các nội dung hay bị đánh gậy bởi YouTube  

Có 2 loại cảnh cáo, đó là Community Guideline (Nguyên tắc cộng đồng) và Copyright (Vi phạm bản quyền).  

1. “Gậy” Vi phạm bản quyền:   

  • Như thế nào là bị dính gậy bản quyền Youtube?  

Khi một video bị dính gậy bản quyền YouTube, nó sẽ bị gỡ xuống khỏi YouTube ngay lập tức. Vì chủ sở hữu bản quyền đã gửi lên YouTube yêu cầu về việc gỡ bỏ video của bạn do video đó sử dụng nội dung được bảo vệ bản quyền Youtube của họ. Để tránh bị dính gậy bản quyền YouTube, bạn phải tiến hành xin bản quyền của chủ sở hữu kênh Youtube đó. Sau khi nhận được sự đồng ý của chủ sở hữu, bạn sẽ có quyền sử dụng các video đó trong phạm vi cho phép.  

  • Để không bị dính gậy bản quyền Youtube, bạn nên làm gì?  

Đối với những bạn sáng tạo nội dung trên YouTube, Content ID rất quen thuộc và dùng để đánh dấu bản quyền. Đây là hệ thống kỹ thuật được dùng để xác định tính hợp pháp của nội dung mà user đăng tải trên YouTube.  

Content ID sử dụng công nghệ để có thể xác nhận được hình ảnh, âm thanh và so sánh những nội dung mà chủ sở hữu đăng ký bản quyền YouTube với nội dung được đăng tải lên YouTube. Nếu trùng khớp với các video được đăng ký bản quyền thì video đó sẽ bị đánh gậy bản quyền.   

Khi bất kỳ một video nào được đăng tải lên YouTube, video sẽ được quét đối chiếu với cơ sở dữ liệu mà chủ sở hữu nội dung đã gửi cho hệ thống trước đó. Người dùng sẽ phải xác nhận quyền sở hữu của mình với video vừa đăng tải lên qua Content ID nếu video đó có chứa nội dung được bảo vệ bản quyền trên Youtube.  

Khi video tải lên trùng khớp với một video khác trong hệ thống Content ID của YouTube thì các thông báo sẽ được tạo tự động. Nếu phát hiện video trùng khớp, tác giả/chủ sở hữu có thể lựa chọn thiết lập Content ID để chặn các video upload lên trùng khớp với tác phẩm mà họ có quyền sở hữu. Trong trường hợp này, doanh thu kiếm được từ video sẽ thuộc về tác giả bản quyền của nội dung đã được xác nhận quyền sở hữu trước đó.  

2. “Gậy” Nguyên tắc cộng đồng:   

Đối với gây vi phạm nguyên tắc cộng đồng, sẽ có 4 nhóm ND chính:  

  • Spam và hành vi lừa đảo: Tương tác giả; Mạo danh; Liên kết trong nội dung; Spam, hành vi lừa đảo & lừa đảo.  
  • Nội dung mang tính nhạy cảm: Gây hại cho trẻ; Custom thumbnails; Hình ảnh khỏa thân hoặc đồi bại cao; Tự tử và tự gây thương tích.  
  • Nội dung bạo lực hoặc nguy hiểm: Quấy rối và bắt nạt trên mạng; Nội dung có hại hoặc nguy hiểm; Lời nói căm thù; Các tổ chức tội phạm bạo lực; Nội dung bạo lực hoặc phản cảm; Chính sách thông tin sai COVID-19.  
  • Hàng hóa nhạy cảm: Nội dung có súng cầm tay; Bán hàng hóa bất hợp pháp.  

III. Cách gỡ nội dung dính gậy YouTube?  

YouTube từ trước đến nay luôn được biết đến là một trang mạng xã hội với những quy định chặt chẽ về mặt bản quyền cũng như nội dung. Khi một video dính gậy YouTube, nó sẽ bị gỡ xuống ngay lập tức sau khi YouTube nhận được cáo buộc và xác nhận rằng video đó đã vi phạm quy định của YouTube. Ngay tại thời điểm đó, chủ sở hữu video sẽ nhận được email thông báo rằng video nào đã bị gỡ bỏ khỏi YouTube. Ngoài ra, các YouTuber có thể kiểm tra xem video của mình có bị đánh dấu bản quyền không bằng cách đăng nhập vào YouTube, phần Creator Studio/Video Manager, đối với các video có ký hiệu © cạnh bên thì xác định video đó bị đánh dấu bản quyền.   

Trong trường hợp bạn không thể tự kháng cáo để “gỡ gậy”, bạn có thể liên hệ với các network uy tín để được hỗ trợ kịp thời.   

 

TUBRR hỗ trợ các nhà sáng tạo phát triển kênh YouTube  

Là thương hiệu MCN uy tín với 10 năm phát triển tại thị trường Cộng hoà Séc, trở thành đối tác doanh nghiệp được YouTube tín nhiệm, TUBRR - mạng lưới đa kênh, đối tác chiến lược WOA Media, tự tin là MCN hiểu rõ YouTube nhất Việt Nam.       

Tự hào là một trong hai MCN hoàn chỉnh đầu tiên tại Việt Nam, TUBRR bảo đảm cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ chuyên nghiệp chất lượng cao dành cho các nhà sáng tạo bao gồm:      

  • Quản lý nhà sáng tạo      
  • Hỗ trợ và phát triển kênh       
  • Cung cấp kho nhạc miễn phí và kho nội dung sáng tạo đa dạng       
  • Nhượng quyền nhân vật       
  • Cung cấp các Workshop đào tạo cao cấp chia sẻ kiến thức về hoạt động sản xuất và kinh doanh trên nền tảng YouTube.      

Đăng ký để trở thành Creator đồng hành cùng TUBRR 👉     Tại đây         

Liên hệ ngay với TUBRR tại: