Spotify Algorithm and 5 Tips for Artists

Trong thế giới âm nhạc hiện nay, việc cá nhân hóa trải nghiệm người dùng là một xu hướng và yếu tố quan trọng. Spotify, một trong những dịch vụ phát nhạc trực tuyến hàng đầu, không ngừng đổi mới và cải tiến các thuật toán để mang đến cho người dùng những trải nghiệm nghe nhạc tốt nhất.

I. Tổng quan về Spotify

Ra đời vào năm 2008, Spotify đã nhanh chóng trở thành một trong những dịch vụ phát nhạc trực tuyến phổ biến nhất thế giới. Với việc cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ như Apple Music, Amazon Prime Music và Google Music, Spotify đã tập trung vào việc cá nhân hóa trải nghiệm nghe nhạc, không chỉ qua các playlist do người dùng tạo ra mà còn thông qua các thuật toán phức tạp để đề xuất nhạc.

Thuật toán Spotify và 5 mẹo dành cho nghệ sĩ
Thuật toán Spotify và 5 mẹo dành cho nghệ sĩ

II. Các thuật toán cá nhân hóa của Spotify

1. Thuật toán BART

"Bandits for Recommendations as Treatment" (BART) là một ví dụ điển hình về cách Spotify cá nhân hóa giao diện và nội dung cho từng người dùng. Thuật toán này sử dụng hai chiến lược chính là Khai thác (exploit) và Khám phá (exlpore). Khai thác bao gồm việc sử dụng dữ liệu đã biết về người dùng như lịch sử nghe nhạc và các hoạt động trên ứng dụng để tinh chỉnh gợi ý, trong khi Khám phá tìm cách giới thiệu người dùng đến những nghệ sĩ hoặc bản nhạc mới, có thể họ sẽ thích.

Thuật toán BART
Thuật toán BART

Nhiệm vụ của hệ thống này là sắp xếp màn hình chính theo những cách riêng và phù hợp với từng người dùng (personalization) bao gồm các mục (shelves), danh sách các bản nhạc theo một chủ đề nhất định và thứ tự xuất hiện của chúng trong từng mục (shelves), đồng thời giúp bạn tìm được những bản nhạc yêu thích dựa trên lịch sử nghe nhạc trước đó và giới thiệu những bản nhạc mới để bạn không bị nhàm chán.

2. Discovery Weekly

Một trong những tính năng nổi tiếng nhất của Spotify là playlist Discovery Weekly, cập nhật hàng tuần với các bài hát được cá nhân hóa dựa trên thị hiếu của từng người nghe. Điều này được thực hiện thông qua việc phân tích lịch sử nghe nhạc và sở thích của người dùng, kết hợp với một lượng lớn dữ liệu thu thập được từ các nguồn khác nhau để dự đoán những gì người dùng có thể muốn nghe tiếp theo.

Discovery Weekly Spotify
Discovery Weekly Spotify

Năm 2012, Brian Whitman, người đồng sáng lập ra The Echo Nest, một công ty startup mà Spotify đã mua lại với giá 100 triệu đô la vào năm 2014 để cải thiện list nhạc gợi ý cho người dùng, đã chia sẻ rằng Echo Nest đã quét hơn 10 triệu website âm nhạc mỗi ngày để có được những thông tin toàn diện nhất về thị hiếu âm nhạc trên thế giới.

III. Các nghiên cứu và phát triển mới

1. Giải quyết vấn đề “Cold-start”

Một thách thức lớn trong các hệ thống gợi ý là "cold-start problem", xảy ra khi không đủ dữ liệu về một nghệ sĩ mới hoặc bài hát mới. Spotify đã đối phó với điều này bằng cách phát triển các thuật toán phân tích âm thanh để có thể nhận dạng các yếu tố cấu tạo nên một bài hát và sử dụng thông tin này để gợi ý bài hát cho người dùng ngay cả khi không có dữ liệu hành vi từ người nghe.

Vấn đề ban đầu là có rất nhiều bản nhạc mới được tải lên Spotify mỗi ngày, nhưng không có bất kỳ hệ thống nào giới thiệu những bản nhạc này tới người nghe nếu không được thể hiện bởi một ca sĩ nổi tiếng. Phương pháp lọc dựa trên độ phổ biến hay giới thiệu các bản nhạc được yêu thích bởi những người có cùng gu âm nhạc với nhau không thực sự hiệu quả đối với những nghệ sĩ hoàn toàn chưa được ai biết đến.

2. Phát triển các tính năng tự động

Spotify phát triển các tính năng tự động
Spotify phát triển các tính năng tự động

Spotify cũng đã phát triển tính năng tự động chọn bài hát tiếp theo để phát, mô phỏng cảm giác như có người đang liên tục cập nhật playlist. Điều này được hỗ trợ bởi "Million Playlist Dataset", một tập hợp lớn các playlist do người dùng tạo ra, giúp cải thiện đáng kể chất lượng các gợi ý.

IV. Tác động của môi trường sống và độ tuổi đến thị hiếu âm nhạc

Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 4 năm 2019, Spotify đã nghiên cứu dữ liệu từ hơn 16 triệu người dùng, theo dõi các loại nhạc những người này nghe từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 2 năm 2018, bao gồm số lần nghe một bản nhạc hoặc thời gian phát nhạc của một ca sĩ cụ thể mỗi ngày, cũng như nơi mà người dùng đang sinh sống.

Tác động của môi trường sống và độ tuổi đến thị hiếu âm nhạc
Tác động của môi trường sống và độ tuổi đến thị hiếu âm nhạc

Bằng cách nghiên cứu thị hiếu âm nhạc của người dùng đang sinh sống ở những vùng khác nhau, và so sánh xu hướng nghe nhạc của những người di chuyển từ nơi này qua nơi khác Spotify nhận ra rằng sinh sống tại một nơi trong thời gian dài có hưởng hưởng tới sở thích âm nhạc của người dùng theo một cách nào đó.

V. Thuật toán Spotify dựa vào rất nhiều dữ liệu

Cũng giống như các nền tảng mạng xã hội khác, thuật toán của Spotify được điều khiển bởi số liệu thống kê. Nền tảng này liên tục theo dõi cách hàng trăm triệu người dùng tương tác với các loại nhạc khác nhau để cung cấp cho họ nhiều hơn những gì họ thích.

Spotify luôn luôn theo dõi - và học hỏi!

Các số liệu thống kê quan trọng đối với thuật toán của Spotify bao gồm:

‍- Lịch sử nghe (tâm trạng, phong cách, thể loại)  
- Tỷ lệ Skip (ít bỏ qua = nhiều đề xuất hơn)  
- Thời gian nghe (nghe nhiều hơn 30 giây đầu)  
- Tính năng danh sách phát (bao gồm trên tất cả danh sách phát cá nhân, độc lập và chính thức)

VI. Quy tắc 30 giây của Spotify

Quy tắc 30 giây của Spotify
Quy tắc 30 giây của Spotify

Đã có rất nhiều cuộc thảo luận xung quanh quy tắc 30 giây của Spotify, nhưng vấn đề là 30 giây đầu tiên của bản nhạc quan trọng với Spotify hơn bất kỳ điều gì khác.

Nếu người nghe vượt qua mốc 30 giây - đó là một dữ liệu tích cực. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn chỉ có thể tạo một album gồm các bài hát dài 30 giây.

Tạo một bản nhạc "thân thiện với Spotify" đặc biệt để làm hài lòng thuật toán là một chủ đề được tranh luận. Bạn có muốn có cơ hội xuất hiện nhiều trên danh sách phát Spotify hơn không? Tùy bạn quyết định thôi.

Nhưng nếu bạn đang cố gắng làm cho thuật toán hoạt động có lợi cho mình, hãy suy nghĩ cẩn thận về 30 giây đầu tiên của bài hát. Hãy đảm bảo rằng nó thu hút người nghe ngay lập tức để giữ tỷ lệ skip ở mức thấp.

VII. Thời gian xuất bản nhạc cực kỳ quan trọng

12 đến 24 giờ đầu tiên sau khi phát hành nhạc chính là chìa khóa. Số lượng người nghe tăng đột biến, tỷ lệ bỏ qua thấp và thời gian nghe cực kỳ quan trọng vào thời điểm ngay sau khi phát hành.

Hãy khiến người hâm mộ của bạn hào hứng trong thời gian release để tất cả họ đều lắng nghe và lưu bài hát của bạn vào ngày đầu tiên.

Đừng quên sự cạnh tranh từ những nghệ sĩ khác nhé. Nếu một nghệ sĩ lớn chuẩn bị tung ra một ca khúc mà tất cả người hâm mộ của bạn sẽ nghe, hãy cố gắng tránh ngày phát hành đó.

VIII. 5 mẹo dành cho nghệ sĩ 

1. Đừng quá quan tâm đến những thuật toán

Một điều mà tôi sẽ không khuyên bất kỳ ai làm là thay đổi vibe hay sáng tác nhạc để phù hợp với một số thẩm mỹ được cho là “thân thiện với Spotify”.

Bạn nên tạo ra thứ âm nhạc mà bạn muốn tạo ra, thứ âm nhạc thể hiện sự thể hiện nghệ thuật chân thực nhất và con người thật nhất của bạn.

Nếu bạn làm tốt điều đó, mọi người sẽ nhận thấy rõ - tất cả chúng ta đều đang tìm kiếm sự thể hiện chân thực chứ không phải âm nhạc được tạo ra để phù hợp với những thuật toán máy tính.

Tất nhiên, có rất nhiều công cụ và chiến thuật quảng cáo hữu ích mà bạn có thể sử dụng - nhưng không có công cụ nào trong số này liên quan đến việc ảnh hưởng đến chất nhạc của bạn.

2. Chạy chiến dịch lưu trước bài nhạc (pre-save)

Nếu bạn đang lên kế hoạch phát hành, bạn nên lập kế hoạch cho chiến dịch pre-save trước khi ra mắt.

Khi bạn gửi thông báo về việc album của mình sắp phát hành, hãy khuyến khích người hâm mộ lưu trước album của bạn trước khi phát hành. Điều này đảm bảo người hâm mộ sẽ được nhắc nghe bài hát của bạn vào ngày phát hành.

3. Xác minh và tùy chỉnh hồ sơ nghệ sĩ của bạn

Xác minh và tùy chỉnh hồ sơ nghệ sĩ của bạn
Xác minh và tùy chỉnh hồ sơ nghệ sĩ của bạn

Nếu bạn chưa xác nhận hồ sơ Spotify dành cho nghệ sĩ của mình - hãy làm điều đó.

Nhưng cho dù bạn có xác nhận quyền sở hữu hay không thì bạn vẫn nên đăng nhập vào trang web của Spotify và thêm các tính năng tùy chỉnh vào hồ sơ của mình như tiểu sử tùy chỉnh, ảnh hồ sơ, đề xuất danh sách phát nghệ sĩ, concert sắp tới, merch, v.v.!

4. Khuyến khích fans like và follow bạn trên Spotify

Không có gì cho Spotify biết những bài hát mà người hâm mộ của bạn yêu thích hơn một lượt thích đối với một bản nhạc hoặc album cụ thể.

Vì vậy, đừng ngại sử dụng câu cửa miệng của các YouTuber “hãy like và subscribe” và sử dụng mạng xã hội để kêu gọi người hâm mộ theo dõi dự án và like các bản nhạc của bạn.

Bạn càng có nhiều người theo dõi, bạn sẽ tạo ra càng nhiều người nghe hàng tháng và điều đó sẽ tạo ra nhiều đề xuất thuật toán Spotify hơn.

5. Gửi nhạc của bạn cho danh sách phát

Nếu có bất cứ điều gì được đảm bảo sẽ giúp tăng cường thuật toán cho âm nhạc của bạn thì nó sẽ được đưa vào những danh sách phát lớn của Spotify.

Việc được sắp xếp danh sách phát không hề dễ dàng - bạn sẽ cần thu hút sự chú ý của những người phụ trách tại Spotify, nhưng điều đó không có nghĩa là không thể có được vị trí danh sách phát tốt.

May mắn thay, Spotify là nền tảng duy nhất cung cấp cho bất kỳ nghệ sĩ nào có bản phát hành sắp tới cơ hội gửi bản nhạc của họ để đánh giá danh sách phát.

Bạn có thể gửi bản phát hành sắp tới thông qua hồ sơ Spotify for Artists của mình sau khi bản phát hành đó được xác nhận.

 

Kết lại, Spotify đã chứng minh rằng việc tập trung vào cá nhân hóa không chỉ giúp cải thiện trải nghiệm người dùng mà còn đóng góp vào sự thành công của họ trên thị trường cạnh tranh khốc liệt. Với việc liên tục đổi mới và áp dụng các thuật toán phức tạp, Spotify không ngừng mở rộng khả năng của mình, giúp định hình lại cách thức mà chúng ta tìm kiếm và thưởng thức âm nhạc hàng ngày.


TUBRR hỗ trợ phát hành âm nhạc        

Là thương hiệu MCN uy tín với 10 năm phát triển tại thị trường Cộng hoà Séc, trở thành đối tác doanh nghiệp được YouTube tín nhiệm, TUBRR - mạng lưới đa kênh, đối tác chiến lược WOA Media, tự tin là MCN hiểu rõ YouTube nhất Việt Nam.       

phan-phoi-nhac-01-01.jpg

Tự hào là một trong hai MCN hoàn chỉnh đầu tiên tại Việt Nam, TUBRR bảo đảm cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ chuyên nghiệp chất lượng cao dành cho các nhà sáng tạo bao gồm:      

Liên hệ ngay với TUBRR tại: