Tất tần tật về phân phối nhạc mà nghệ sĩ cần biết

Tại Việt Nam và trên thế giới đã có không ít vụ lùm xùm xung quanh tranh cãi bản quyền âm nhạc giữa các nghệ sĩ, nhạc sĩ hay hãng đĩa. Vậy nên trước khi phân phối và phát hành nhạc, nghệ sĩ cần nắm rõ thông tin và kiến thức về hoạt động này có thể bảo vệ quyền lợi của chính mình một cách tốt nhất. Trong bài viết dưới đây TUBRR sẽ cùng bạn tìm hiểu từ A - Z về việc phân phối nhạc nhé!

Xem thêm:

Từ A-Z về phân phối nhạc ở Việt Nam
Từ A-Z về phân phối nhạc ở Việt Nam

I. Phân phối nhạc  

1. Phân phối nhạc là gì?

Phân phối âm nhạc là quá trình các nghệ sĩ, nhạc sĩ và hãng thu âm đưa âm nhạc của họ đến công chúng trên các dịch vụ phát trực tuyến như Spotify, Apple Music, YouTube Music … cũng như trên các sản phẩm vật lý (CD, đĩa than).   

Nếu như SoundCloud cho phép bất cứ ai cũng có thể đăng tải nhạc lên đây một cách dễ dàng, thì Spotify, Apple Music… và tất cả các nền tảng phát hành nhạc hợp pháp khác đều không cho phép nghệ sĩ tải nhạc trực tiếp mà phải thông qua một bên thứ ba, là các nhà phân phối nhạc hay dịch vụ phân phối nhạc. Điều này nhằm đảm bảo tất cả các bản nhạc trước khi đến với công chúng đều được thông qua một hệ thống định dạng chung, được gắn nhãn tác giả, bản quyền… một cách rõ ràng, thống nhất.  

Xem thêm: 5+ Cách Kiếm Tiền Trên SoundCloud Mới Nhất 2024

Phân phối nhạc trên các nền tảng nghe nhạc trực tuyến
Phân phối nhạc trên các nền tảng nghe nhạc trực tuyến

2. Phân biệt phân phối nhạc và phát hành nhạc  

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm “Phân phối nhạc” và “Phát hành nhạc”. Trên thực tế đây là hai định nghĩa khác nhau với những mục đích và đối tượng riêng:  

 

Phân phối nhạc  

Phát hành nhạc  

Định nghĩa  

Quá trình đưa âm nhạc đến công chúng trên các dịch vụ phát  

trực tuyến và sản phẩm vật lý  

Quá trình đưa các sáng tác nhạc ra công chúng và thu lợi nhuận  

Đối tượng  

Nghệ sĩ, nhạc sĩ, hãng thu âm  

Nhạc sĩ  

Mục đích  

Cho phép mọi người nghe nhạc  

Thu lợi nhuận từ sáng tác nhạc  

Cách thức  

Thông qua nhà phân phối  

(dịch vụ phân phối)  

Thông qua công ty xuất bản âm nhạc  

Hình thức  

Âm thanh  

Âm thanh và bản quyền  

Sản phẩm  

Bài hát, album  

Sáng tác nhạc  

Doanh thu  

Phí streaming, bán đĩa  

Tiền bản quyền  

Ví dụ  

Cung cấp nhạc trên Spotify  

Đăng ký bản quyền cho một bài hát  

Lưu ý:     

  • Một số nhà phân phối nhạc cũng cung cấp dịch vụ xuất bản âm nhạc.  
  • Các nhạc sĩ có thể tự phát hành nhạc của mình mà không cần thông qua công ty xuất bản âm nhạc.  

Liên hệ TUBRR để tư vấn về sản phẩm âm nhạc của bạn

II. Bản quyền âm nhạc

1. Các loại bản quyền âm nhạc  

Thực tế các quy định và điều luật về bản quyền trong âm nhạc có thể khác nhau giữa các quốc gia. Nếu tính riêng tại nước ta, theo  Luật Sở hữu Trí Tuệ Việt Nam, có hai loại bản quyền âm nhạc chính như sau:  

Tiêu chí  

Quyền tác giả (tác quyền)

Quyền liên quan đến Quyền tác giả  

Khái niệm  

Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.  

Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.  

Chủ thể  

  • Người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm (tác giả);  
  • Tác giả của tác phẩm phái sinh;  
  • Chủ sở hữu quyền tác giả.  
  • Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật (người biểu diễn);  
  • Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biểu diễn;  
  • Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác (nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình);  
  • Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng (tổ chức phát sóng).  

Đối tượng bảo vệ  

Giai điệu, tiết tấu và lời ca của bài hát.  

  • Cuộc biểu diễn;  
  • Bản ghi âm, ghi hình;  
  • Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.  

Nội dung quyền  

  • Quyền nhân thân: Đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;…  
  • Quyền tài sản: Làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công chúng; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh,...  
  • Quyền nhân thân của người biểu diễn: Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn;bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.  
  • Quyền tài sản, bao gồm độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền: Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình; sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn,....  

2. Phí bản quyền  

Phí bản quyền là các khoản tiền mà nghệ sĩ, nhạc sĩ hoặc nhà sản xuất nhạc nhận được khi tác phẩm âm nhạc của họ được sử dụng và phát sóng. Hiện có bốn loại phí bản quyền phổ biến trong nền công nghiệp âm nhạc hiện đại, bao gồm:   

  • Mechanical Royalties: Khi một bản gốc của một bài hát được sao chép và phát hành dưới dạng đĩa CD, vinyl, hoặc tải xuống, nghệ sĩ nhận được khoản tiền từ mỗi bản sao được bán.  
  • Performance Royalties: Khi một bài hát được phát sóng trên đài phát thanh, truyền hình, hoặc trình chiếu công cộng… các tổ chức quản lý bản quyền như VCPMC có trách nhiệm thu và phân phối các khoản thanh toán này đến nghệ sĩ, nhạc sĩ.  
  • Sync Licensing Royalties:  Khi một bài hát được sử dụng trong các sản phẩm truyền hình, phim, video game, quảng cáo, nghệ sĩ có thể nhận được một khoản phí bản quyền.  
  • Streaming Royalties: Khi bài hát được phát trực tuyến trên các nền tảng như Spotify, Apple Music, hoặc YouTube Music, nghệ sĩ và nhạc sĩ nhận được một phần phí dựa trên số lượt phát sóng bài hát.  

Xem thêm:

Nghệ sĩ cần nắm rõ các phí bản quyền để bảo về quyền lợi chính mình
Nghệ sĩ cần nắm rõ các phí bản quyền để bảo về quyền lợi chính mình

III. Dịch vụ phân phối nhạc  

1. Vai trò của dịch vụ phân phối nhạc với nghệ sĩ  

Như trong phần định nghĩa về phân phối nhạc đã nói ở trên, nghệ sĩ không thể tải trực tiếp âm nhạc của họ lên từng nền tảng nghe nhạc trực tuyến (trừ SoundCloud và YouTube) vì những hoạt động phức tạp lên quan đến bản quyền, dữ liệu phát hành…   

Vậy nên các công ty, dịch vụ phân phối nhạc ra đời và hoạt động như một trung gian lưu trữ âm nhạc khổng lồ (về tên bài hát, ảnh bìa, nhạc sĩ, chủ sở hữu, v.v). Tất cả đều được thống kê trên một cơ sở siêu dữ liệu đồng nhất. Điều này đồng nghĩa với việc, khi thông qua các dịch vụ phân phối nhạc này, bạn chỉ cần tải lên một bản phát hành duy nhất thì nó đã được tự động gửi đến tất cả các nền tảng phát sóng lớn nhỏ như Spotify, YouTube Music, Apple Music…  

Ngoài ra dịch vụ phân phối âm nhạc cũng đóng vai trò như cầu nối để thanh toán tiền bản quyền giữa nghệ sĩ và các nền tảng phát nhạc trực tuyến trên. .  

Tìm hiểu thêm: Thách thức của nghệ sĩ khi bắt đầu phân phối âm nhạc và cách để vượt qua chúng

2. Dịch vụ phân phối có tốn kém không?  

Chi phí cho các dịch vụ phân phối nhạc sẽ tùy thuộc vào điều khoản và thỏa thuận giữa nghệ sĩ và công ty hợp tác. Con số này có thể dao động từ 50% - 80% doanh thu trên các nền tảng nhạc số.  

Phân phối nhạc
Phân phối nhạc miễn phí cùng TUBRR Viet Nam

Tại TUBRR, chúng tôi cung cấp đến các nghệ sĩ trong mạng lưới dịch vụ phân phối nhạc toàn diện trên các nền tảng nhạc số lớn trong nước và quốc tế như: Apple Music, Spotify, NCT, Soundcloud, Zing MP3, Tiktok, YouTube Music,...và hơn 30 nền tảng khác. Ngoài ra, nghệ sĩ cũng sẽ được tạo kênh thương hiệu (có tích xanh nghệ sĩ nếu đáp ứng đủ điều kiện), tạo smartlink và bảo vệ bản quyền nhạc.  

Điều kiện để hợp tác phân phối nhạc cùng với TUBRR:  

Đối tượng  

Nghệ sĩ, nhóm nhạc độc lập  

Đội sản xuất âm nhạc  

Điều kiện hợp tác  

- Đảm bảo  bản quyền đầy đủ  

- Ưu tiên kênh YouTube có  tích nghệ sĩ  

- Đã ra mắt  ít nhất 5 bài hát  

- Kế hoạch hoạt động đảm bảo phát hành  ít nhất 1 single/năm  

 

Và 1 trong 2 điều kiện dưới đây:  

- Kênh Youtube đạt tối thiểu  1.000 người đăng ký và có ít nhất 1 video đạt trên  10.000 lượt xem  

- Kênh Spotify có lượt nghe trung bình hàng tháng trên  1.000 lượt và có ít nhất 1 bài hát phát hành đạt trên  5.000 lượt stream .  

- Đảm bảo  bản quyền đầy đủ  

- Ưu tiên kênh YouTube đạt trên  1.000 người đăng ký  

- Số lượng nhạc hiện tại ít nhất  50 bài hát  

- Tần suất sản xuất đăng tải tối thiểu  10 bài/tháng  

Nếu bạn đang có nhu cầu cẫn hỗ trợ về các dịch vụ phân phối nhạc, đừng ngần ngại liên hệ với TUBRR:  TẠI ĐÂY

IV. Một số câu hỏi thường gặp về phân phối nhạc

1. Performance trong âm nhạc là gì?

Performance trong âm nhạc là quá trình biểu diễn hoặc trình bày tác phẩm âm nhạc trước công chúng. Đây có thể là biểu diễn trực tiếp trên sân khấu, trong các buổi hòa nhạc, hoặc ghi âm cho các sản phẩm truyền thông. Hiệu suất biểu diễn này có thể tạo ra doanh thu từ vé bán, quảng cáo, hoặc bản quyền biểu diễn công khai.

2. Licensing là gì? Ví dụ về licensing ở Việt Nam?

Licensing (cấp phép) là quá trình cho phép một bên sử dụng tài sản trí tuệ, như bản quyền âm nhạc, với sự đồng ý của chủ sở hữu. Ở Việt Nam, một ví dụ về licensing là việc các nhà sản xuất phim hoặc quảng cáo xin phép sử dụng bài hát nổi tiếng trong sản phẩm của họ, thường thông qua các MCN hoặc tổ chức quản lý bản quyền như VCPMC (Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam).

3. Bản phối nhạc là gì?

Bản phối nhạc (hay bản phối) là phiên bản sắp xếp của một bài hát gốc, trong đó các yếu tố âm thanh như nhạc cụ, nhịp điệu, và giọng hát được điều chỉnh, thêm hoặc bớt để tạo ra một âm thanh hoặc phong cách mới. Bản phối giúp cho bài hát phù hợp hơn với mục tiêu nghệ thuật hoặc thị hiếu của khán giả cụ thể.

4. Album vật lý là gì?

Album vật lý là phiên bản của album âm nhạc được phát hành dưới dạng vật lý, như đĩa CD, đĩa vinyl hoặc băng cassette. Những album này cho phép người nghe sở hữu một bản sao cụ thể của tác phẩm và thường đi kèm với bìa album và thông tin chi tiết về nghệ sĩ.

5. Ca sĩ và nghệ sĩ khác nhau như thế nào?

Ca sĩ là người chuyên hát và biểu diễn âm nhạc, thường tập trung vào giọng hát của mình. Trong khi đó, nghệ sĩ có thể bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau trong nghệ thuật, như sáng tác, sản xuất âm nhạc, hoặc biểu diễn ở nhiều hình thức nghệ thuật khác nhau, không chỉ giới hạn ở việc hát.

6. Nhạc số là gì?

Nhạc số (digital music) là âm nhạc được lưu trữ và phân phối dưới dạng kỹ thuật số, cho phép người dùng nghe qua các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc. Nhạc số có thể được tải xuống hoặc phát trực tuyến qua các dịch vụ như Spotify, Apple Music.

7. Nhà sản xuất âm nhạc là gì?

Nhà sản xuất âm nhạc (music producer) là người chịu trách nhiệm quản lý quá trình sản xuất một bản ghi âm. Họ làm việc với nghệ sĩ để phát triển ý tưởng sáng tạo, sắp xếp bản phối, điều chỉnh âm thanh và đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng đạt chất lượng cao nhất trước khi phát hành.

Trên đây là toàn bộ thông tin về phân phối nhạc cho những ai chưa biết. Hy vọng bài viết giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về phân phối cũng như phát hành nhạc tại Việt Nam. Cuối cùng, đừng ngần ngại liên hệ với TUBRR để được tư vấn chi tiết hơn về quá trình phân phối nhạc số bạn nhé!


TUBRR hỗ trợ các nhà sáng tạo Phân phối Âm nhạc     

Để lan tỏa các sản phẩm âm nhạc của nghệ sĩ được vươn mình ra thế giới, TUBRR phân phối và phát hành trên tất cả các nền tảng kỹ thuật số. TUBRR có thể phát hiện các trường hợp vi phạm, đăng tải nhạc trái phép và kịp thời xử lý để bảo vệ bản quyền nội dung cũng như doanh thu cho các nghệ sĩ.  
z5270449010528_4083d55fdd75d2ddccae727880f967b8-1
Là một trong hai MCN hoàn chỉnh đầu tiên tại Việt Nam, TUBRR cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ chuyên nghiệp chất lượng cao dành cho các nhà sáng tạo bao gồm:            

Liên hệ ngay với TUBRR tại: