Bản quyền âm nhạc là gì? Thế nào là vi phạm bản quyền âm nhạc?

Bản quyền âm nhạc là một khía cạnh quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của các nghệ sĩ và nhà sản xuất âm nhạc. Với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng số, việc hiểu rõ về bản quyền âm nhạc trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, không chỉ để đảm bảo lợi ích tài chính mà còn giúp tôn vinh công sức sáng tạo. Vậy bản quyền âm nhạc là gì và nó đóng vai trò như thế nào trong thế giới âm nhạc hiện đại?  

Xem thêm:  

I. Bản quyền âm nhạc là gì?    

Điều 10 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23/02/2018 cũng quy định về tác phẩm âm nhạc như sau: “Tác phẩm âm nhạc quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn”.    

Cũng tại  điểm d khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ thì tác phẩm âm nhạc là một trong những loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Như vậy, bản quyền âm nhạc là quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, hoặc cụ thể hơn là quyền của tác giả đối với tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn kể từ thời điểm mà tác giả tạo ra tác phẩm.    

Xem thêm:  Tác quyền là gì? Phân biệt tác quyền và bản quyền  

bản quyền âm nhạc
Hiểu về bản quyền âm nhạc

II. Nguyên tắc của bản quyền âm nhạc    

1. Quyền tác giả được phát sinh ngay khi âm nhạc được sáng tạo    

Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc phát sinh kể từ khi tác phẩm âm nhạc được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.    

2. Quyền lợi khi đăng ký bản quyền âm nhạc    

Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền âm nhạc không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả. Tuy nhiên, nếu tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền âm nhạc sẽ không cần chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.    

3. Thời hạn bảo vệ bản quyền âm nhạc    

Các quyền tác giả (trừ quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm âm nhạc) được bảo hộ VÔ THỜI HẠN.    

Các quyền tài sản của tác giả và quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm âm nhạc có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết. Thời hạn bảo hộ chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31/12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.    

III. Vi phạm bản quyền âm nhạc là gì?    

bản quyền âm nhạc
Vi phạm bản quyền nhạc

1. Thế nào là vi phạm bản quyền âm nhạc?    

Cá nhân hoặc pháp nhân thương mại sẽ bị tính là vi phạm bản quyền âm nhạc hay xâm phạm quyền tác giả khi cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây:    

- Sao chép tác phẩm    

- Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm    

2. Hậu quả khi vi phạm bản quyền âm nhạc    

2.1. Đối với cá nhân vi phạm   

Khi cá nhân xâm phạm quyền tác giả đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính:    

- Từ 50 triệu đồng trở lên;    

- Hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả từ 100 triệu đồng trở lên;    

- Hoặc phân phối hàng hóa vi phạm trị giá từ 100 triệu đồng trở lên;    

Thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, có thể bị truy cứu trách nhiệm như sau:    

- Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 1 tỷ đồng;    

- Hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm;    

- Hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.    

2.2. Đối với pháp nhân thương mại vi phạm   

Khi pháp phân thương mại xâm phạm quyền tác giả đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính:    

- Từ 200 triệu đồng trở lên;    

- Hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả từ 300 triệu đồng trở lên;    

- Hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300 triệu đồng trở lên;    

- Hoặc đã bị xử phạt hành chính vì vi phạm quyền tác giả, chưa xóa án tích nhưng vẫn tiếp tục có hành vi phạm tội, bao gồm: thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng; gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng; phân phối hàng hóa vi phạm trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng;    

Thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, có thể bị:    

- Phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 3 tỷ đồng    

- Hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 2 năm    

Ngoài ra, pháp nhân thương mại phạm tội còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 1 năm đến 3 năm.    

IV. Làm sao để đăng ký bản quyền một bài hát?    

1. Thủ tục đăng ký bản quyền bài hát tại Cục Bản quyền tác giả    

Việc đăng ký bản quyền bài hát được thực hiện qua các bước sau:    

- Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả    

- Bước 2: Cục Bản quyền tác giả thẩm định hồ sơ    

- Bước 3: Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả    

Hồ sơ đăng ký bản quyền bài hát bao gồm:    

- Tờ khai đăng ký quyền tác giả;    

- Bản sao CMND/CCCD của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/quyết định thành lập đối với chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức.    

- 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả;    

- Cam đoan của tác giả về việc sáng tạo tác phẩm âm nhạc không sao chép từ người khác;    

- Quyết định giao nhiệm vụ cho nhóm tác giả, hoặc hợp đồng đặt hàng, hoặc hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả hoặc tài liệu khác chứng minh quyền nộp đơn;    

- Tuyên bố về tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả (trong trường hợp tác giả là cá nhân, đồng thời là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là chủ sở hữu quyền tác giả);    

- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm âm nhạc có đồng tác giả;    

- Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua tổ chức đại diện quyền tác giả, quyền liên quan);    

- Các giấy tờ có liên quan khác (nếu có).    

2. Đơn giản và nhanh chóng hơn khi đăng ký bản quyền qua TUBRR    

TUBRR hiện đang là một trong những đơn vị hỗ trợ phát hành sản phẩm âm nhạc uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Với quy trình tối giản, nhanh chóng, các sản phẩm của bạn không những được đăng tải lên tất cả các nền tảng phát hành mà còn được bảo vệ bản quyền toàn diện.    

bản quyền âm nhạc
Bảo vệ bản quyền âm nhạc của bạn cùng TUBRR

Tìm hiểu thêm về dịch vụ phân phối nhạc của TUBRR TẠI ĐÂY  

Bản quyền âm nhạc không chỉ là công cụ pháp lý bảo vệ quyền lợi của người sáng tạo, mà còn là nền tảng để ngành công nghiệp âm nhạc phát triển bền vững. Hiểu và tôn trọng bản quyền không chỉ giúp các nghệ sĩ duy trì sự sáng tạo mà còn thúc đẩy một môi trường âm nhạc công bằng và minh bạch hơn. Khi tôn trọng bản quyền, chúng ta đang cùng nhau bảo vệ giá trị nghệ thuật và nền công nghiệp âm nhạc toàn cầu.  


TUBRR hỗ trợ các nhà sáng tạo Phân phối Âm nhạc     

Để lan tỏa các sản phẩm âm nhạc của nghệ sĩ được vươn mình ra thế giới, TUBRR phân phối và phát hành trên tất cả các nền tảng kỹ thuật số. TUBRR có thể phát hiện các trường hợp vi phạm, đăng tải nhạc trái phép và kịp thời xử lý để bảo vệ bản quyền nội dung cũng như doanh thu cho các nghệ sĩ.  
z5270449010528_4083d55fdd75d2ddccae727880f967b8-1
Là một trong hai MCN hoàn chỉnh đầu tiên tại Việt Nam, TUBRR cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ chuyên nghiệp chất lượng cao dành cho các nhà sáng tạo bao gồm:            

Liên hệ ngay với TUBRR tại: