Hướng dẫn kiếm tiền từ YouTube đơn giản cho người mới bắt đầu!
Table of contents [Show]
- 1. Chương trình Đối tác YouTube
- 2. Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)
- 3. Booking quảng cáo
- 4. Hội viên kênh
- 5. Bản quyền nội dung
- 6. Doanh thu từ YouTube Premium
- 7. Bán khóa học
- 8. Bán sản phẩm hàng hóa
- 9. Super Chat và Super Stickers
- 10. Donate từ cộng đồng
- 11. Điều hướng người xem sang trang blog
- 12. Cách kiếm tiền trên youtube bằng cách xem video
- Giải đáp thắc mắc liên quan đến cách kiếm tiền trên YouTube
Hầu hết các creator đều hướng đến nguồn doanh thu từ quảng cáo khi đăng tải nội dung trên YouTube. Tuy nhiên đây không phải là nguồn thu nhập duy nhất trên nền tảng sở hữu hàng tỷ người dùng này. Vậy cách kiếm tiền trên YouTube như thế nào? Thu nhập từ YouTube gồm những nguồn nào? Trong bài viết dưới đây, TUBRR sẽ giới thiệu đến bạn 12 cách kiếm tiền từ YouTube cực kỳ thực tiễn mà bạn có thể áp dụng ngay cho channel của mình. Tìm hiểu ngay nhé!
Xem thêm:
1. Chương trình Đối tác YouTube
Tất nhiên, doanh thu từ quảng cáo vẫn là cách để kiếm tiền trên YouTube cơ bản và phổ biến nhất. Cơ chế hoạt động của hình thức kiếm tiền này diễn ra như sau:
- Các cá nhân, nhãn hàng, tổ chức trả phí cho YouTube để được đặt quảng cáo trên nền tảng này.
- Khi khán giả xem hoặc tương tác với các quảng cáo được gắn trên video của bạn, YouTube sẽ chia sẻ cho bạn một phần từ doanh thu quảng cáo.
- Số tiền bạn nhận từ mỗi lượt xem sẽ khác nhau, tùy thuộc vào quốc gia/vùng lãnh thổ của người xem và ngành hàng quảng cáo được được gắn trên video của bạn.
Để bật được chức năng này, kênh của bạn cần tham gia vào Chương trình Đối tác YouTube với các điều kiện:
- Có ít nhất 1000 người đăng ký và 4000 giờ xem (video dài) trong hoặc 10 triệu lượt xem (YouTube Shorts) trong 12 tháng.
- Hoạt động ở các quốc gia, vùng lãnh thổ trong Chính sách Kiếm tiền của YouTube
- Có tài khoản AdSense được kết nối với kênh YouTube của bạn
- Nội dung không vi phạm các Chính sách Cộng đồng YouTube
- Tuân thủ các Chính sách Kiếm tiền khác của YouTube
TUBRR cũng đã có một bài viết chi tiết về cách bật kiếm tiền này trên YouTube. Bạn có thể tham khảo thêm dưới đây: Hướng dẫn cách bật kiếm tiền YouTube từ A - Z cho người mới
YouTube cập nhật chính sách ngày 31/07/2024 :
- Thời gian: 31/07/2024
- Đối tượng: Tất cả các kênh YouTube
- Nội dung áp dụng:
- Quy trình kháng cáo mới: Được áp dụng cho một số quyết định tạm ngưng tham gia Chương trình Đối tác YouTube
- Thời gian kháng cáo: Các kênh bị ảnh hưởng sẽ có 7 ngày để kháng cáo quyết định tạm nhưng mà không bị mất khả năng kiếm tiền
- Nếu đơn kháng nghị bị từ chối: Kênh sẽ bị loại khỏi Chương trình Đối tác YouTube
- Đăng ký lại: Kênh có thể đăng ký tham gia lại Chương trình Đối tác YouTube sau 90 ngày.
Tóm lại, chính sách mới cung cấp cho các kênh YouTube bị tạm ngưng cơ hội kháng cáo trong vòng 7 ngày mà không mất khả năng kiếm tiền. Nếu kháng cáo không thành công, kênh sẽ bị loại bỏ khỏi Chương trình nhưng có thể đăng ký lại sau 90 ngày.
Có thể bạn quan tâm: Kiếm tiền từ youtube shorts: Điều kiện, cách thức và mô hình chia sẻ doanh thu chi tiết
2. Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)
Một cách để kiếm tiền trên YouTube khác là tiếp thị liên kết, hay affiliate marketing. Khi tham gia quảng bá cho một sản phẩm hoặc dịch nào đó thông qua hình thức affiliate marketing, bạn sẽ nhận được một khoản tiền hoa hồng. Phía nhãn hàng hoặc mạng lưới affiliate (Affiliate Network) sẽ cung cấp cho bạn một đường link riêng để dẫn người xem đến trang mua sắm hoặc thông tin chi tiết về sản phẩm, dịch vụ.
Bạn có thể sản xuất các video có sử dụng, trải nghiệm những sản phẩm này và gắn đường link affiliate vào phần mô tả hay bình luận. Càng nhiều người xem bấm vào đường link và mua sản phẩm, bạn càng nhận được nhiều tiền hoa hồng.
Xem thêm: YouTube Affiliate Marketing 2025: Hướng dẫn chi tiết cho người mới bắt đầu
Một số nội dung phù hợp cho hình thức affiliate marketing này có thể kể đến như:
- Review sản phẩm
- Video unbox sản phẩm
- Video hướng dẫn
Bạn hoàn toàn có thể kêu gọi khán giả bấm vào đường link affiliate để ủng hộ bạn khi họ có nhu cầu mua hoặc biết thêm thông tin về sản phẩm. Nếu người xem yêu mến nội dung của bạn, chắc chắn họ sẽ ủng hộ bạn nhiệt tình.
3. Booking quảng cáo
Xu hướng Influencer Marketing ngày càng trở nên phố biến hơn bao giờ hết. Các thương hiệu ngày càng chi nhiều kinh phí hơn để quảng bá thương hiệu thông qua các gương mặt KOL, KOC, KOS trên mạng xã hội. Rất nhiều creators ở Việt Nam tập trung phát triển hình thức kiếm tiền này và đem về nguồn thu nhập vô cùng lớn.
Thông thường các nhãn hàng sẽ muốn hợp tác với các nhà sáng tạo có số lượng người theo dõi lớn và tương đồng với tệp khách hàng của họ. Tuy nhiên trong một vài năm gần đây, micro-influencer (các influencer có quy mô khán giả nhỏ) đã được quan tâm nhiều hơn khi họ thường tập trung vào một ngách nội dung nhất định với tệp khán giả trung thành và bị ảnh hưởng sâu sắc bởi các chia sẻ, đánh giá của họ.
Nếu bạn lựa chọn hình thức kiếm tiền từ YouTube này thì đừng quên gắn nhãn "Chứa nội dung được trả tiền để quảng cáo" cho video được booking và tuân thủ các các Chính sách Quảng cáo của Google để tránh mắc phải những vi phạm không đáng có nhé!
Ngoài ra bạn có thể tham gia các MCN YouTube như TUBRR để có nhiều cơ hội tiếp cận và làm việc với các nhãn hàng hơn.
Tham khảo thêm: Tham gia MCN TUBRR: Lợi ích và các bước đăng ký
4. Hội viên kênh
Tính năng Hội viên Kênh cho phép khán giả ủng hộ bạn bằng cách trả phí hàng tháng để nhận được các lợi ích độc quyền, như: Nhận huy hiệu người hâm mộ trung thành, sử dụng cảm xúc tùy chỉnh trong chatbox, xem các video, livestream dành riêng cho viên, truy cập vào máy chủ trên Discord và nhiều lợi ích khác.
Phí hội viên hàng tháng này có thể dao động từ $0.99 (hơn 23 nghìn đồng) đến $100 (hơn 2,4 triệu đồng) sẽ được chuyển trực tiếp vào nguồn doanh thu kiếm tiền từ YouTube của bạn. Bạn cũng có quyền lựa chọn mức phí hội viên này sao cho phù hợp với các giá trị lợi ích bạn đem lại cũng như khả năng chi trả của khán giả.
Trong trường hợp bạn vi phạm Tiêu chuẩn Cộng đồng của YouTube hoặc kênh của bạn bị khóa, hội viên sẽ được hoàn trả lại phí tháng hiện tại của họ.
Trước đây bạn cần đáp ứng đủ điều kiện tham gia Chương trình Đối tác của YouTube mới có thể sử dụng tính này. Tuy nhiên trong năm 2023, YouTube đã công bố quy định mới, cho phép các YouTuber đạt các tiêu chí sau là đã có thể kiếm tiền với “Hội viên kênh”:
- 500 người đăng ký
- 3 video được đăng tải trong 90 ngày gần nhất
- 3000 giờ xem (video dài) hoặc 3 triệu lượt xem (video ngắn) trong 365 ngày gần nhất
5. Bản quyền nội dung
Một hình thức kiếm tiền từ YouTube khác mà bạn có thể tham khảo là “bản quyền nội dung”. Đây là phương pháp đặc biệt phù hợp dành cho các nghệ sĩ hoặc nhà sáng tạo thuộc lĩnh vực âm nhạc, phim ảnh. Khi bạn đăng ký bản quyền nội dung cho các video của mình trên YouTube, bạn sẽ có quyền nhận lại tiền bản quyền này nếu có người sử dụng lại nội dung của bạn.
Hiểu một cách đơn giản, khi nội dung bạn sản xuất ra trở nên viral (ví dụ như bài hát, đoạn nhạc, video…) và đăng ký bản quyền nội dung với YouTube ( Content ID ). Bất cứ ai sử dụng nội dung của bạn sẽ phải trả phí hoặc chia sẻ lại một phần, thậm chí là toàn bộ doanh thu quảng cáo từ những video có chứa nội dung gốc của bạn.
6. Doanh thu từ YouTube Premium
YouTube Premium là tính năng cho phép người xem loại bỏ hoàn toàn các quảng cáo phiền nhiễu trên YouTube. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ không thể kiếm tiền từ YouTube thông qua quảng cáo khi những khán giả này xem video của bạn nữa.
Thay vào đó, một phần phí YouTube Premium hàng tháng từ những người dùng này sẽ được phân phối đến bạn. Tất nhiên, bạn cũng cần phải tham gia vào Chương trình Đối tác của YouTube để nhận được khoản doanh thu này.
7. Bán khóa học
Kể từ đại dịch Covid-19, gần như cả thế giới đã làm quen với hình thức học tập và tiếp nhận kiến thức trực tuyến. Nếu như bạn có kiến thức và khả năng chia sẻ giá trị trong một lĩnh vực nào đó, đừng chần chừ gì mà hãy thiết kế ngay những khóa học online cho cộng đồng người xem của mình. Đây là một hình thức kiếm tiền từ YouTube vô cùng tiềm năng khi mà học phí của mỗi học viên có thể lên tới hàng chục triệu đồng tùy vào giá trị khóa học mà bạn cung cấp.
Khóa học online này có thể là những video YouTube đã được quay sẵn và chỉ cho phép những ai trả phí mới truy cập được. Hoặc bạn cũng có thể cung cấp các buổi livestream trực tiếp để chia sẻ và giao lưu với học viên của mình.
8. Bán sản phẩm hàng hóa
Chắc hẳn bạn đã biết hoặc nghe qua về các sản phẩm bán kèm của các nhân vật hoạt hình, diễn viên nổi tiếng, Idol K-Pop như lightstick, album, card bo góc, mô hình, đồ chơi… Bạn cũng hoàn toàn có thể kiếm tiền từ YouTube theo cách tương tự, từ việc bán hàng, hay còn được gọi là Merchandise (viết tắt là Merch).
Nếu chưa biết sản xuất hay nhập hàng bán từ đâu, bạn có thể tham khảo các nền tảng như Printful hay Printify. Đây là những trang web cho phép bạn tự do thiết kế, trưng bày và bán sản phẩm của chính mình. Nếu người dùng đặt mua, nền tảng này sẽ sản xuất sản phẩm mà bạn đã thiết kế và vận chuyển đến tận tay khách hàng.
Xem thêm: 8 cách bán hàng trên YouTube dễ nhất cho người mới
9. Super Chat và Super Stickers
Super Chat và Super Stickers là 2 hình thức đặc biệt để khán giả ủng hộ khi xem livestream YouTube của bạn. Người xem sẽ phải trả một khoản phí nhỏ để gửi hình dán đặc biệt hoặc làm nổi bật tin nhắn của họ khi tham gia vào cuộc hội thoại trực tiếp trên livestream.
Để tham gia vào hình thức kiếm tiền từ YouTube từ Super Chat và Supper Stickers, bạn cũng cần đáp ứng các điều kiện tương tự với tính năng “Hội viên kênh” đã nêu trên và ở quốc gia cho phép tính năng này.
10. Donate từ cộng đồng
Mặc dù đã có tính năng “Hội viên kênh” nhưng vẫn có cách khác để khán giả thể hiện sự ủng hộ đặc biệt dành cho bạn, chính là hình thức “Donate”. Đặc biệt khi donate, người xem có thể ủng hộ bạn một khoản tiền không giới hạn. Bạn có thể cung cấp thông tin chuyển khoản hoặc đường link donate dưới bình luận hay phần mô tả video tương tự như gắn đường link affiliate.
Hình thức kiếm tiền từ YouTube này đã giúp nhiều YouTuber, đặc biệt là Streamer, nhận hàng trăm triệu thậm chí hàng tỷ đồng từ tiền donate của khán giả. Tất nhiên để có được sự ủng hộ lớn như vậy, nội dung của bạn cũng phải cung cấp các giá trị lợi ích tương ứng. Đó có thể là giá trị về kiến thức, thông tin, giải trí, đồng cảm hoặc là các cảm xúc tích cực, nhân văn…
11. Điều hướng người xem sang trang blog
Nhiều trang web, blog sẽ trả phí cho bạn khi phát sinh lưu lượng truy cập. Bạn có thể tạo ra các trang blog chia sẻ như vậy và giới thiệu đến khán giả của mình trên YouTube.
Lưu ý là trang blog này cũng nên có tên, biểu tượng và chủ đề tương tự như kênh YouTube của bạn để người xem dễ dàng chú ý, khám phá và theo dõi hơn.
12. Cách kiếm tiền trên youtube bằng cách xem video
Có một số cách để kiếm tiền bằng cách xem video trên YouTube, bao gồm:
- Paid2Youtube: Paid2Youtube là một trang web kiếm tiền online theo hình thức PTC (paid to click), uy tín và đáng tin cậy. Tất cả những gì bạn cần làm là xem, bình luận và theo dõi các video trên YouTube. Bạn sẽ được trả tiền cho mỗi lượt xem video ($0.005/click), bình luận ($0.1/click), đăng ký theo dõi kênh ($0.15/click), đánh giá video ($0.01/click) và xem quảng cáo ($0.001/click)/
- Tích điểm trên các nền tảng khác: Bạn có thể tích điểm bằng cách tương tác với các nội dung trên mạng xã hội như like, comment, đăng ký theo dõi các tài khoản khác. Dựa vào số điểm tích lũy được, bạn có thể tăng lượng tương tác trên kênh YouTube của chính mình.
Kết luận,
Vậy là TUBRR đã cùng bạn điểm qua 12 hình thức kiếm tiền từ YouTube mới nhất 2025.
YouTube đã mang đến cơ hội kiếm tiền từ đam mê cho hàng triệu sáng tạo toàn cầu. Và bạn hoàn toàn có thể là một trong những nhà sáng tạo tuyệt vời đó. Bạn nên thử hai hoặc nhiều phương pháp kiếm tiền từ YouTube nêu trên để quyết định đâu là những hình thức hiệu quả và phù hợp nhất với mình.
Giải đáp thắc mắc liên quan đến cách kiếm tiền trên YouTube
1. Điều kiện bật kiếm tiền YouTube 2025 là gì?
Để bật tính năng kiếm tiền trên YouTube vào năm 2025, bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Số lượng người đăng ký: Kênh của bạn phải có ít nhất 1.000 người đăng ký.
- Giờ xem: Tổng số giờ xem của video trong 12 tháng qua phải đạt 4.000 giờ (đối với video dài), hoặc đạt 10 triệu lượt xem video shorts công khai hợp lệ trong vòng 90 ngày gần nhất (YouTube Shorts)
- Đảm bảo tính năng Xác minh 2 bước đã được bật cho Tài khoản Google
- Có quyền truy cập và sử dụng các tính năng nâng cao trên Youtube
- Có tài khoản Adsense đang hoạt động liên kết với kênh
- Nội dung không vi phạm: Tất cả nội dung video phải tuân thủ chính sách của YouTube, không vi phạm bản quyền và không chứa nội dung xấu hoặc sao chép từ các nguồn khác.
Nếu kênh của bạn đáp ứng đủ các tiêu chí trên, bạn có thể đăng ký tham gia Chương trình Đối tác YouTube để bắt đầu kiếm tiền từ quảng cáo
Tham khảo chi tiết điều kiện và cách bật kiếm tiền YouTube 2025 tại đây!
2. 1,000,000 view YouTube được bao nhiêu tiền ở Việt Nam?
Tại Việt Nam, thu nhập từ YouTube dựa trên số lượt xem video thường được tính theo RPM (Revenue Per Mille) , tức là số tiền kiếm được cho mỗi 1.000 lượt xem. Đối với 1.000 lượt xem trên YouTube, các Youtuber ở Việt Nam thường nhận được khoảng 0.3 đến 0.5 USD. Tóm tắt thu nhập từ 1 triệu lượt xem:
- 1.000 lượt xem: khoảng 0.3 - 0.5 USD (tương đương khoảng 7.500 - 12.500 VNĐ).
- 1 triệu lượt xem: có thể thu được từ 5 triệu đến 10 triệu VNĐ (tương đương khoảng 210 - 420 USD) tùy thuộc vào nội dung và đối tượng quảng cáo.
Mức thu nhập này có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loại quảng cáo, thời gian quảng cáo hiển thị và đối tượng người xem
3. Các cách kiếm tiền ngoài quảng cáo trên YouTube là gì?
Ngoài việc kiếm tiền từ quảng cáo, có một số cách khác để tăng thu nhập từ kênh YouTube nếu bạn đáp ứng các ngưỡng như sau:
Ngưỡng đối với kênh | Tính năng được bật kiếm tiền |
Phải có 500 người đăng ký Có 3 video tải lên công khai trong 90 ngày gần nhất hoặc: 3.000 giờ xem video dài công khai trong 365 ngày gần nhất 3 triệu lượt xem video ngắn công khai trong 90 ngày gần nhất | Hội viên của kênh Super Chat và Super Stickers Super Thanks Mua sắm (để quảng bá sản phẩm của bạn) |
Phải có 1.000 người đăng ký
hoặc: 4.000 giờ xem video dài công khai trong 365 ngày gần nhất 10 triệu lượt xem video ngắn công khai trong 90 ngày gần nhất | Hội viên của kênh Super Chat và Super Stickers Super Thanks Mua sắm (để quảng bá sản phẩm của bạn và của brand khác) Quảng cáo trên Trang xem Quảng cáo trên Shorts YouTube Premium |
TUBRR hỗ trợ các nhà sáng tạo lan tỏa giá trị
Với cương vị đối tác chiến lược nằm trong hệ sinh thái WOA Media, TUBRR trải qua 10 năm kinh nghiệm kết nối và hợp tác bền vững cùng các nhà sáng tạo nội dung trên YouTube. Sở hữu mạng lưới rộng lớn và nằm trong hệ sinh thái đa dạng, TUBRR tự tin mang đến các giải pháp toàn diện cho các nhà sáng tạo.
Là một trong hai MCN hoàn chỉnh đầu tiên tại Việt Nam, TUBRR cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ chuyên nghiệp chất lượng cao dành cho các nhà sáng tạo bao gồm:
- Quản lý nhà sáng tạo
- Hỗ trợ và phát triển kênh
- Sản xuất nội dung phái sinh
- Phân phối âm nhạc trên nền tảng số
- Đăng ký bản quyền nhân vật
- Booking KOL, KOC
- Cung cấp các Workshop đào tạo cao cấp chia sẻ kiến thức về hoạt động sản xuất và kinh doanh trên nền tảng YouTube
Liên hệ ngay với TUBRR tại:
NEWSLETTER
Đăng ký để không bỏ lỡ các bài viết hay và tin tức cập nhật mới mỗi tuần