KOL - KOC - KOS: Vai trò trong chiến dịch Influencer Marketing

Influencer Marketing đang trở nên dần phổ biến và trở thành một phần khó thiếu trong các chiến dịch Marketing. Influencer (người có tầm ảnh hưởng) là từ chỉ chung cho các khái niệm KOL, KOC và mới đây nhất là thuật ngữ KOS. Vậy KOL - KOC và KOS là gì? Vai trò của họ trong chiến dịch Marketing là gì? Hãy cùng Tubrr tìm hiểu nhé!

I. KOL là gì?

KOL (viết tắt của Key Opinion Leader - người dẫn dắt dư luận)
KOL (viết tắt của Key Opinion Leader - người dẫn dắt dư luận)

KOL (viết tắt của Key Opinion Leader - người dẫn dắt dư luận) là cá nhân, đôi khi là một tổ chức vừa có kiến thức chuyên môn về một lĩnh vực nào đó, vừa có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, được mọi người tin tưởng, ủng hộ. 

Trong Marketing, KOL đóng vai trò trong việc xây dựng và củng cố uy tín của thương hiệu. Thông qua KOL, nhãn hàng có thể dễ dàng tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.

Bên cạnh lĩnh vực, nền tảng hoạt động, các ​​KOL thường được phân loại dựa trên số người theo dõi:

  • Từ 1000 - 5000 followers: Nano KOL
  • Từ 5000 - 10000 followers: Micro KOL
  • Từ 10.000.000 - 1.000.000 follower: Macro KOL
  • Trên 1.000.000 followers: Mega KOL

Ví dụ, một công ty mỹ phẩm hợp tác với một KOL là một chuyên gia trong lĩnh vực làm đẹp. KOL này sẽ chia sẻ trải nghiệm sử dụng sản phẩm trên các nền tảng xã hội như Instagram, YouTube, Facebook, giúp sản phẩm tiếp cận đến những người theo dõi của họ. Những lời khuyên và đánh giá tích cực từ KOL sẽ tạo sự tin tưởng và thúc đẩy người tiêu dùng thử nghiệm sản phẩm.

Xem thêm: Micro-Influencer là gì? Lợi thế của Micro-Influencer Marketing

II. KOC là gì?

KOC (Key Opinion Consumer - người tiêu dùng chủ chốt)
KOC (Key Opinion Consumer - người tiêu dùng chủ chốt)

Khác với KOL phải là chuyên gia trong lĩnh vực cụ thể, KOC (Key Opinion Consumer - người tiêu dùng chủ chốt) là những người tiêu dùng thông thường, không đòi hỏi kiến thức chuyên môn. KOC sẽ đứng trên cương vị của khách hàng thực tế để trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ và chia sẻ lại.

So với KOL, các đánh giá và phản hồi từ KOC có phần gần gũi, thân thiện, đáng tin cậy và có tính kết nối hơn. Nhờ vậy, nó giúp thúc đẩy quyết định mua hàng của những người tiêu dùng khác.  

KOC cũng không quan trọng về số người theo dõi nên chi phí hợp tác cũng thấp hơn nhiều so với KOL, phù hợp với chiến dịch của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ví dụ: Một công ty thực phẩm hợp tác với một KOC là một blogger ẩm thực, người này sẽ sử dụng và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm trên các trang cá nhân của mình. Những đánh giá chân thực từ KOC sẽ giúp quảng bá sản phẩm và tạo ra một cộng đồng người tiêu dùng chia sẻ kinh nghiệm và phản hồi.

Xem thêm: Tổng hợp báo giá KOL chi tiết cho 7 lĩnh vực 2024 

III. KOS là gì?

KOS là viết tắt của Key Opinion Sales
KOS là viết tắt của Key Opinion Sales

KOS, một khái niệm rất mới gần đây, được xuất hiện trong thời kỳ bùng nổ bán hàng qua Affiliate. KOS là viết tắt của Key Opinion Sales, thuật ngữ chỉ những nhà sáng tạo nội dung có kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp, có kiến thức về sản phẩm, ngành hàng. 

Khác với KOL, KOC, vai trò của KOS không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu sản phẩm mà họ còn có khả năng chốt đơn nhanh chóng, tạo ra tương tác trực tiếp với khách hàng, thu hút tệp khách hàng tiềm năng cho thương hiệu.

Những con số sau buổi livestream của KOS Phạm Thoại
Những con số sau buổi livestream của KOS Phạm Thoại 

KOS hiện được chia thành 2 nhóm: KOS thuộc sở hữu thương hiệu và KOS không thuộc sở hữu thương hiệu (nhóm này thường là các KOL trên nền tảng livestream, có thể tự do hợp tác với nhiều sản phẩm, thương hiệu khác nhau)

Ví dụ: Một cửa hàng thời trang hợp tác với một KOS nổi tiếng TikTok, người này livestream thử đồ, tư vấn phong cách và chốt đơn hàng ngay trong phiên livestream. Khách hàng có thể đặt câu hỏi và nhận phản hồi tức thì, tạo ra trải nghiệm mua sắm tương tác và thuận tiện.

Với các thành tích “khủng" của mình, Võ Hà Linh xứng đáng là một KOS hàng đầu Việt Nam
Với các thành tích “khủng" của mình, Võ Hà Linh xứng đáng là một KOS hàng đầu Việt Nam

Theo AccessTrade Việt Nam 2024, 3 nền tảng livestream bán hàng phổ biến nhất tại Việt Nam là Facebook (31,9%), Shopee (30,9%) và TikTok (17,2%). Bình quân mỗi tháng đang có 2,5 triệu phiên bán hàng livestream, với sự tham gia của hơn 50.000 nhà bán hàng.

Có thể thấy, livestream bán hàng đang trở thành xu hướng mua sắm chủ đạo của người tiêu dùng Việt Nam nhờ vào mức độ dễ tương tác với khách hàng, đồng thời người xem có thể biết thêm thông tin về chất liệu, tính năng cũng như quan sát chi tiết về sản phẩm. Thêm vào đó, nhiều cuộc thi cũng được tổ chức cho giới trẻ thử sức và phát triển bản thân. 

IV. Phân biệt KOL - KOC - KOS

Chúng ta có thể phân biệt các dạng Influencer Marketing trên qua bảng tóm tắt như sau:

 KOL

KOC

KOS

Khái niệm

Là chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định, có sức ảnh hưởng lớn đến cộng đồng.

Là những người tiêu dùng chia sẻ trải nghiệm cá nhân về sản phẩm

Là những người bán hàng chuyên nghiệp, sử dụng các phương thức như livestream để giới thiệu và bán sản phẩm.

Vai trò 

Tạo ra sự bùng nổ về nhận diện thương hiệu, với hàng triệu lượt xem và chia sẻ trên các mạng xã hội

Mang lại nhiều phản hồi tích cực và đánh giá chân thực từ người tiêu dùng, giúp xây dựng uy tín và lòng tin.

Đạt được doanh số cao trong thời gian ngắn, với hàng ngàn đơn hàng được chốt ngay trong các phiên livestream.

Chi phí

Chi phí cao

Chi phí hợp lý hơn

Phụ thuộc vào doanh số bán hàng

Ưu điểm

Tầm ảnh hưởng rộng

Có độ tin cậy cao

Chi phí hợp lý

Đánh giá chân thực

Tương tác cao

Hiệu quả nhanh

Nhược điểm

- Chi phí cao

- Tương tác hạn chế 

Tầm ảnh hưởng và phạm vi tiếp cận thấp hơn 

- Phụ thuộc vào kỹ năng của từng cá nhân

- Cần thời gian xây dựng uy tín

V. Các lưu ý khi booking Influencer

1. Không chèn quá nhiều yếu tố thương mại 

Lạm dụng và đưa nội dung quảng cáo quá lộ liễu sẽ khiến bài đăng mất đi tính tự nhiên, gây “ngợp” và tạo ra hiệu ứng ngược cho người xem. 

Sử dụng quá nhiều hashtag cũng có thể phá hỏng hiệu quả của chiến dịch bởi những thuật toán của mạng xã hội luôn hạn chế bài đăng có quá nhiều hashtag.  

Khéo léo lồng ghép nội dung, tôn trọng phong cách của từng KOL, KOC sẽ đưa thương hiệu của bạn đến gần với người tiêu dùng hơn.  

2. Không nên yêu cầu quá cao về tương tác giữa KOL và khán giả

Bạn sẽ không thể đòi hỏi KOL trả lời những câu hỏi như mua ở đâu? miễn phí ship không?... 

Những câu hỏi này hãy để các KOS giải đáp trong các buổi livestream chốt đơn. Còn nếu vẫn muốn giải quyết bài toán về tương tác, bạn và KOL có thể trao đổi để được phép sử dụng các công cụ tương tác tự động trên bài đăng của KOL.

3. Tận dụng nội dung hợp tác với người nổi tiếng

Không nên dừng lại ở một bài đăng nếu bạn nhận thấy nội dung của một KOL, KOC  nào đó đang hiệu quả. Hãy cân nhắc “tái sử dụng” nó trên phạm vi rộng hơn với các gợi ý sau:

  • Chạy quảng cáo: Cách đơn giản nhất là mua lại bản quyền nội dung và chạy quảng cáogia tăng mức phủ, tương tác, thậm chí chí là tăng Tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu từ nội dung này.
  • Seeding cho nội dung: Chia sẻ bài vào các hội nhóm, fanpage, thuê reviewer đánh giá lại chính nội dung đó, tạo ra các phiên bản khác từ nội dung…  

Xem thêm: Top 5 nền tảng kết nối Influencers và Thương hiệu


Booking KOL, KOC với Tubrr Việt Nam

Tự hào có một mạng lưới kết nối hàng trăm Nhà sáng tạo và Thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, TUBRR cung cấp đa dạng các giải pháp quảng bá đầy tính sáng tạo và nhân văn, cùng các nhãn hàng tạo nên những điều kỳ diệu.

blog-03 (1)-2
 Là một trong hai MCN hoàn chỉnh đầu tiên tại Việt Nam, TUBRR cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ chuyên nghiệp chất lượng cao dành cho các nhà sáng tạo bao gồm:      

Liên hệ ngay với TUBRR tại: