100 mẹo giúp Podcast phát triển vượt trội
Table of contents [Show]
Dù bạn là Podcaster dày dặn kinh nghiệm hay đang bắt đầu, 100 lời khuyên nhanh gọn và dễ thực hiện dưới đây chắc chắn sẽ giúp bạn đưa Podcast của mình lên một tầm cao mới.
I. Bước 1: Lập kế hoạch triển khai Podcast
1. Xác định ngách độc đáo trước khi khởi động Podcast. Đừng chọn chủ đề quá rộng!
2. Hiểu người nghe và điều chỉnh nội dung phù hợp. Biết ai bạn đang nhắm tới và tạo nội dung thu hút họ.
3. Xác định rõ ràng đối tượng mục tiêu. Càng chi tiết càng tốt.
4. Nếu bạn nói "Podcast của tôi dành cho mọi người" thì đây chắc chắn là một tệp khán giả không rõ ràng.
5. Chọn tên Podcast hấp dẫn, phản ánh nội dung và ngách của bạn.
6. Lên kế hoạch sản xuất chi tiết để đảm bảo Podcast được duy trì đều đặn.
7. Tính NHẤT QUÁN chính là chìa khóa thành công! Chọn tần suất phát song phù hợp với thời gian biểu của bạn và tuân thủ lịch phát sóng đó.
8. Luôn là chính mình và thể hiện cá tính của bạn. Điều này giúp người nghe kết nối chân thành với bạn với tư cách người dẫn Podcast.
9. Xây dựng chuỗi chủ đề cho các tập Podcast. Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng quan tốt hơn về chương trình của mình và đảm bảo các tập Podcast đang đi đúng hướng.
10. Trong lần phát sóng đầu tiên, hãy ra mắt với nhiều hơn một tập! (Tốt nhất là 3 tập!)
11. Không ngại thể hiện sự dễ bị tổn thương và chân thành. Đây là cách khác để củng cố mối quan hệ giữa bạn và người nghe trung thành.
12. Kiếm tiền thành công từ Podcast đòi hỏi nhiều thời gian. Hãy kiên trì tạo ra nội dung có giá trị, và bạn sẽ đạt được điều đó!
Tham khảo thêm: 9 cách kiếm tiền từ Podcast hiệu quả nhất
II. Bước 2: Thu âm Podcast
13. Giữ nội dung một tập Podcast tập trung bằng cách lên dàn ý hoặc kịch bản trước khi thu âm.
14. Luôn ưu tiên chất lượng hơn số lượng.
15. Mỗi tập nên chứa nhiều giá trị nhất có thể.
16. Nói không với nội dung nhảm!
17. Tự động hóa quy trình khi có thể để tối đa hóa thời gian làm Podcast.
18. Ghi âm nhiều tập cùng lúc! Đây là phương pháp tuyệt vời để bắt đầu Podcast như một nghề tay trái.
19. Chất lượng âm thanh RẤT QUAN TRỌNG! Micro không cần phải cao cấp nhất, nhưng PHẢI đảm bảo thu được âm thanh rõ ràng, phong phú.
20. Chọn đúng công cụ, bạn đã chiến thắng được nửa trận chiến!
21. Tìm điểm “NGỌT” của mic. Điều này giúp nâng cao chất lượng bản ghi âm.
22. Luyện cách nói. Học cách nói rõ ràng và ngắt nhịp điệu tốt sẽ cải thiện chất lượng tập Podcast.
23. Bạn không thể làm gì với một bản ghi âm kém chất lượng!
24. Chọn địa điểm ghi âm cho phép bạn kiểm soát tối đa tiếng ồn.
25. Bộ lọc giúp giảm đáng kể âm thanh nhiễu và cải thiện chất lượng âm thanh.
26. Luôn thu âm thử!
27. Không nhai kẹo cao su khi đang thu âm.
28. Không được bấm bút bi khi đang thu âm.
29. Nếu mắc lỗi khi ghi âm, hãy dừng lại, vỗ tay và bắt đầu lại. Tiếng vỗ tay sẽ tạo điểm đánh dấu trên sóng âm, giúp bạn dễ dàng xác định lỗi khi chỉnh sửa.
Đọc thêm: Cách tạo podcast trên Spotify cho người mới bắt đầu
30. Chọn từ cẩn thận! Nghe lại bản ghi thô và chú ý đến các từ từ đệm như "ừm", "à". Bạn có đang lạm dụng chúng không? Những từ này có thể gây khó chịu cho người nghe. Chỉnh sửa đương nhiên là được, nhưng tốt nhất nên loại bỏ dần thói quen này ngay từ bước thu âm.
31. Giám sát mức âm thanh trong suốt quá trình ghi âm. Bằng cách này, bạn có thể phát hiện ra các vấn đề về âm thanh ngay khi chúng xảy ra, tránh trường hợp chỉnh sửa xong mới nhận ra có tiếng ồn lạ suốt tập.
32. Nghe lại các tập Podcast của mình. Mặc dù có thể khó nghe giọng nói của chính mình, nhưng đây là cách tuyệt vời để cải thiện kỹ năng Podcasting.
33. Mở đầu và kết thúc tập Podcast. Intro và outro hay sẽ giúp hoàn thiện tập phim, định hướng cho người nghe.
34. Đừng bỏ qua nhạc và hiệu ứng âm thanh. Chúng có thể nâng cao chất lượng và tạo điểm nhấn cho Podcast.
35. Lưu ý bản quyền âm nhạc! Chọn nhạc miễn phí bản quyền hoặc đảm bảo bạn có đủ quyền sử dụng hợp pháp.
36. Nắm vững các phần mềm chỉnh sửa. Luôn học thêm các mẹo và thủ thuật để tiết kiệm thời gian chỉnh sửa.
37. Bạn có thể sử thuê ngoài dịch vụ chỉnh sửa! Điều này sẽ giúp bạn có thêm thời gian sáng tạo nội dung chất lượng cao.
38. Chỉnh sửa là quan trọng! Chỉnh sửa giúp các tập Podcast cô đọng giá trị (không lan man!).
39. Giữ các tập Podcast có độ dài tương đương nhau.
40. Tìm hiểu kỹ thuật kể chuyện để tạo nội dung hấp dẫn hơn.
41. Tạo mẫu sẵn (template) cho các tập Podcast. Điều này sẽ giúp quá trình chỉnh sửa hiệu quả hơn.
42. Đối với phỏng vấn, chuẩn bị kỹ lưỡng để đặt câu hỏi sâu sắc.
43. Cung cấp cho khách mời các câu hỏi từ trước nếu họ có thời gian chuẩn bị. Điều này sẽ giúp bạn có một buổi phỏng vấn tuyệt vời và nhanh chóng hơn.
44. Luôn đặt câu hỏi mở để khuyến khích trả lời sâu sắc.
45. Tránh các câu hỏi chỉ nhận được câu trả lời đơn giản "có" hoặc "không".
46. Rèn luyện kỹ năng lắng nghe tích cực!
47. Có mặt sớm khi ghi âm phỏng vấn! Đảm bảo mọi thứ đã sẵn sàng trước khi khách mời đến.
48. Luôn sử dụng các track riêng biệt để ghi âm phỏng vấn hoặc với người dẫn chung.
49. Ghi âm phỏng vấn từ xa bằng phần mềm thu âm đáng tin cậy.
50. Ưu tiên các công cụ “Tất-cả-trong-một” để bạn tối ưu thời gian sản xuất.
III. Bước 3: Xuất bản Podcast
51. Thiết kế ảnh bìa bắt mắt. Đây là cách thu hút sự chú ý của người nghe tiềm năng.
52. Hãy ghi số tập lên tiêu đề mỗi số Podcast của bạn.
53. Xuất bản Podcast vào nhiều playlist và nền tảng khác nhau để tối đa hóa khả năng Podcast hiển thị đến khán giả của bạn.
54. Thống nhất nội dung và thương hiệu Podcast của bạn trên tất cả các nền tảng sẽ giúp khán giả khi nhớ bạn tốt hơn.
55. Hãy lựa chọn những nền tảng Podcast phù hợp với đối tượng khán giả mà bạn muốn hướng tới! Ở đâu có khán giả, ở đó phải có bạn!
56. Chọn các nền tảng cung cấp các lợi ích, giá trị mà bạn cần!
Đọc thêm: Spotify có hơn 100.000 podcast video, tác động gì đối với người sáng tạo?
IV. Bước 4: Truyền thông và quảng bá cho Podcast
57. Coi Podcast như một thương hiệu! Điều này hữu ích cho marketing và kiếm tiền từ Podcast.
58. Podcast của bạn cần một chiến lược marketing.
59. Lên kế hoạch ra mắt. Tạo tiếng vang trước khi ra mắt Podcast.
60. Luôn tạo trailer cho Podcast.
61. Tìm hiểu về SEO! Điều này có lợi trong nhiều lĩnh vực. Bạn sẽ biết cách tối ưu hóa ghi chú tập, bài đăng trên blog, tiêu đề tập và cả tài liệu quảng bá Podcast.
62. Sử dụng kỹ thuật SEO trong tiêu đề và mô tả tập để dễ dàng được tìm thấy hơn.
63. Luôn chọn đối tác liên kết hoặc nhà tài trợ phù hợp với đối tượng mục tiêu của bạn.
64. Chọn nhà tài trợ quảng cáo hoặc đối tác thương hiệu phù hợp với giá trị của bạn.
65. Tái sử dụng nội dung Podcast! Đây là cách thông minh để dễ dàng nâng cao sự hiện diện trực tuyến và uy tín của bạn.
66. Tôn trọng và chủ động giao tiếp với khán giả. Nếu bạn tạm nghỉ, hãy nói với họ. Nếu bạn thay đổi phân đoạn tập Podcast, hãy nói với họ. Nếu bạn đổi thương hiệu, hãy nói với họ. Bạn hiểu ý này mà đúng không?
67. Chủ động tương tác với khán giả trong phần bình luận hoặc trò chuyện dưới Podcast.
68. Tương tác với khán giả trên mạng xã hội để xây dựng cộng đồng.
69. Hợp tác với các Podcaster khác để cùng quảng bá chương trình của nhau.
70. Tìm kiếm cơ hội xuất hiện với tư cách khách mời! Đây là cách tuyệt vời để mở rộng khán giả và tăng uy tín của bạn!
71. Học cách trở thành khách mời Podcast tuyệt vời! Mang lại giá trị thực sự cho chương trình của người khác.
72. Tạo trang web Podcast riêng để giới thiệu chương trình và cung cấp nội dung bổ sung.
73. Tạo cơ hội tương tác với khán giả. Sử dụng CTA (Call - to - action) để khuyến khích phản hồi của người nghe và sử dụng mạng xã hội để trò chuyện với họ.
74. Hợp tác với những người có ảnh hưởng và những nhà lãnh đạo tư tưởng trong lĩnh vực của bạn để quảng bá chéo.
75. Tham gia cộng đồng và hội nhóm Podcast để chia sẻ kinh nghiệm và mẹo hay.
76. Tận dụng tiếp thị qua email để phát triển Podcast.
77. Gửi Podcast của bạn tới các giải thưởng và cuộc thi Podcast khác nhau để nâng cao uy tín và vị thế của mình.
79. Nếu bạn làm phỏng vấn, hãy gửi email cảm ơn sau phỏng vấn. Giữ mối quan hệ và nuôi dưỡng sự kết nối này.
80. Cung cấp cho khách mời tài liệu quảng bá cho tập Podcast của họ.
81. Tham dự các sự kiện và hội nghị Podcast để kết nối và tìm kiếm khách mời tiềm năng.
82. Hãy tận dụng sức mạnh của mạng xã hội để quảng bá và phát triển Podcast!
83. Dễ dàng cho người nghe tìm thấy chương trình của bạn. Thêm liên kết vào bio kênh TikTok, Instagram, Fanpage hoặc tối ưu hóa trang web Podcast để cho phép người nghe truy cập ngay lập tức.
84. Cố gắng làm cho Podcast của bạn dễ tiếp cận hơn với nhiều người hơn. Đây không chỉ là điều đúng đắn mà còn mở rộng đối tượng mục tiêu của bạn.
85. Tổ chức các buổi gặp mặt hoặc sự kiện trực tiếp để giao lưu với khán giả theo thời gian thực.
V. Bước 5: Phân tích hiệu suất Podcast
86. Luôn nghiên cứu kỹ lưỡng. Dù là tập solo hay phỏng vấn, hãy nhất quán với phong cách và giá trị đưa ra trên kênh của bạn.
87. Thăm dò ý kiến người nghe để hiểu họ hơn.
88. Không ngại ngần yêu cầu đánh giá và nhận xét. Nhưng hãy sử dụng phản hồi đó để liên tục cải thiện Podcast của bạn.
89. Yêu cầu phản hồi và góp ý xây dựng từ những người bạn tin tưởng.
90. Đăng ký nhận bản tin Podcast để cập nhật các xu hướng và công nghệ Podcasting mới nhất để tiếp tục phát triển.
91. Tham gia các khóa học Podcast để liên tục nâng cao kỹ năng Podcasting của bạn.
92. Nội dung trả phí có thể là một cách tuyệt vời để kiếm tiền khi bạn có lượng người nghe trung thành đông đảo.
93. Sản phẩm thương hiệu Podcast là một cách thú vị để kiếm tiền từ Podcast và đồng thời nâng cao nhận diện thương hiệu cho chương trình của bạn.
94. Luôn ăn mừng những chiến thắng và cột mốc quan trọng! Đây là những thành tựu đáng kể, dù nhỏ đến đâu. Chúng cũng là những động lực tuyệt vời trên hành trình Podcasting của bạn.
95. Tham gia hoặc xây dựng cộng đồng với các Podcaster khác. Khi bạn bắt đầu cảm thấy mệt mỏi hoặc thiếu động lực.
96. Không chỉ dựa vào phân tích để đánh giá thành công, mà hãy sử dụng số liệu thống kê về Podcast để cải thiện chương trình của bạn.
97. Từ kênh Podcast phát triển, bạn có thể đa dạng thêm các nguồn thu nhập khác.
98. Đừng quên tìm kiếm cảm hứng cho các số Podcast tiếp từ chính phần bình luận hoặc phản hồi của khán giả hiện tại.
99. Chỉ số “Retention” hay “Thời lượng nghe trung bình” là dữ liệu quan trọng để bạn đánh giá chất lượng nội dung mỗi tập Podcast của mình.
100. Nhìn nhận những phản hồi tiêu cực một cách tích cực!
Kết lại:
Sự nỗ lực, kiên trì, nhất quán và luôn cập nhật, cởi mở chính là những từ khóa quan trọng nhất mà bạn cần lưu ý để phát triển được kênh Podcast của mình. Để nội dung Podcast được nhiều người đón nhận, thậm chí đem về một nguồn thu nhập khả quan chắc chắn không phải chuyện ngày một ngày hai mà là hành trình đầy cố gắng.
Nếu bạn cần cần hỗ trợ hay tư vấn điều gì gì trong quá trình sản xuất và phát hành nội dung, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với TUBRR 👉 Tại đây
TUBRR hỗ trợ các nhà sáng tạo lan tỏa giá trị
Trải qua 10 năm kinh nghiệm kết nối và hợp tác bền vững cùng các nhà sáng tạo nội dung trên YouTube đồng thời sở hữu mạng lưới rộng lớn và nằm trong hệ sinh thái đa dạng, TUBRR tự tin mang đến các giải pháp toàn diện cho các nhà sáng tạo.
Là một trong hai MCN hoàn chỉnh đầu tiên tại Việt Nam, TUBRR cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ chuyên nghiệp chất lượng cao dành cho các nhà sáng tạo bao gồm:
- Quản lý nhà sáng tạo
- Hỗ trợ và phát triển kênh
- Sản xuất nội dung phái sinh
- Phân phối âm nhạc trên nền tảng số
- Đăng ký bản quyền nhân vật
- Booking KOL, KOC
- Cung cấp các Workshop đào tạo cao cấp chia sẻ kiến thức về hoạt động sản xuất và kinh doanh trên nền tảng YouTube
Liên hệ ngay với TUBRR tại:
NEWSLETTER
Đăng ký để không bỏ lỡ các bài viết hay và tin tức cập nhật mới mỗi tuần