Everything you need to know about Content Marketing
Table of contents [Show]
I. Các khái niệm trong Content Marketing
1. Content là gì?
Content là tất cả nội dung được tạo ra, bao gồm cả văn bản, hình ảnh, video, âm nhạc và nhiều hình thức khác. Content thường được tạo ra với mục đích gửi đi một thông điệp, chia sẻ kiến thức, giải trí hoặc thúc đẩy hành động từ người tiêu dùng.
Ví dụ:
- Video Hướng Dẫn: Một kênh YouTube về nấu ăn chia sẻ video hướng dẫn làm một món ăn ngon và độc đáo, đi kèm với hướng dẫn bước từng bước và một lời nhận xét về hương vị.
- Bài Báo: Một tờ báo trực tuyến viết một bài báo về một sự kiện quan trọng xảy ra trên thế giới, cung cấp thông tin mới nhất và phân tích sâu về vấn đề.
- Ảnh Instagram: Một người dùng Instagram chia sẻ một bức ảnh đẹp về cảnh hoàng hôn từ chuyến đi của mình, kèm theo một câu chuyện ngắn về trải nghiệm của họ.
Những ví dụ trên chỉ ra rằng content không chỉ đơn thuần là thông tin mà còn là cách thể hiện ý kiến, cảm xúc và trải nghiệm cá nhân của người tạo nội dung.
2. Content Marketing là gì?
Content Marketing là việc sáng tạo, xây dựng và phân phối nội dung có giá trị, phù hợp và nhất quán nhằm thu hút và giữ chân sự quan tâm của đối tượng mục tiêu. Mục tiêu cuối cùng là tạo ra và nuôi dưỡng nhận thức, niềm tin và cảm xúc tích cực từ khách hàng, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng.
Trong khi quảng cáo truyền thống thường chỉ tập trung vào việc quảng bá sản phẩm/dịch vụ, Content Marketing đi theo hướng tiếp cận khác, đặt trọng điểm vào việc cung cấp thông tin và giá trị cho khách hàng. Điều này bao gồm việc giải đáp câu hỏi, cung cấp thông tin hữu ích và giải quyết vấn đề mà đối tượng mục tiêu đang gặp phải.
Để thành công với Content Marketing, các doanh nghiệp cần xác định rõ đối tượng mục tiêu của mình, hiểu sâu về nhu cầu và mong muốn của họ, và sau đó tạo ra nội dung phù hợp và hấp dẫn. Việc phân phối nội dung cũng đóng vai trò quan trọng, với sự sử dụng thông minh của các kênh truyền thông và các chiến lược tiếp cận đích đáng chú ý.
Tìm hiểu thêm: Xây dựng chiến lược marketing tinh gọn và hiệu quả
3. Phân biệt Content bình thường và Content Marketing
Content bình thường và Content Marketing đều là những nội dung được tạo ra để truyền tải thông tin cho người đọc. Tuy nhiên, giữa hai loại nội dung này có một số điểm khác biệt cơ bản:
Tiêu chí | Content bình thường | Content Marketing |
Mục đích | Cung cấp thông tin, giải trí hoặc chia sẻ kiến thức mà không có mục tiêu tiếp thị rõ ràng. | Mục tiêu chính là tiếp thị sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu, thường thông qua việc tạo ra nội dung hấp dẫn để thu hút và engament đối tượng mục tiêu. |
Đối tượng | Hướng đến một đối tượng rộng lớn hoặc không xác định rõ ràng. | Tập trung vào một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể mà doanh nghiệp đang muốn tiếp cận và tạo mối quan hệ với họ. |
Chiến lược | Có thể không có một chiến lược cụ thể. | Yêu cầu một chiến lược marketing cụ thể, được thiết kế để đạt được các mục tiêu tiếp thị cụ thể của doanh nghiệp |
Kết quả | Có thể không có mục tiêu về kết quả. | Mục tiêu là tăng độ nhận diện thương hiệu, thu hút lượng khách hàng tiềm năng và tăng doanh số bán hàng, thường được đo lường và đánh giá để đảm bảo hiệu suất của chiến lược. |
4. Các hình thức khác nhau của Content Marketing
Hình thức Content Marketing | Ưu điểm | Khi nào nên dùng? |
Blog | - Tiết kiệm chi phí - Dễ dàng tiếp cận - Tăng cường uy tín thương hiệu - Thúc đẩy SEO - Tạo ra nguồn doanh thu | - Chia sẻ thông tin, kiến thức, ý tưởng - Xây dựng niềm tin và uy tín - Tăng lượng truy cập và tương tác trên website |
Video | - Thu hút sự chú ý - Tăng cường tương tác - Tăng cường lưu giữ thông tin - Tăng tỷ lệ chuyển đổi | - Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ - Hướng dẫn sử dụng sản phẩm - Chia sẻ tin tức, thông điệp của thương hiệu |
Hình ảnh và đồ họa thông tin | - Thu hút sự chú ý của người đọc - Dễ dàng tiếp cận và chia sẻ - Tăng khả năng ghi nhớ - Tăng độ tin cậy | - Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ - Hướng dẫn sử dụng sản phẩm - Chia sẻ tin tức, thông điệp của thương hiệu |
Infographic | - Gửi thông điệp một cách trực quan - Dễ tiếp cận và tiêu thụ - Chia sẻ và lan truyền - Tăng cường khả năng nhớ và hiểu thông tin | - Truyền đạt thông tin số liệu, dữ liệu một cách rõ ràng và hấp dẫn - Chia sẻ dữ liệu, thống kê, quy trình phức tạp một cách súc tích |
Podcast | - Tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu - Tạo sự tương tác cao - Chi phí thấp - Tăng độ nhận diện thương hiệu | - Chia sẻ tin tức, thông tin, ý tưởng - Xây dựng và tăng cường nhận diện thương hiệu |
Ebook | - Tiết kiệm chi phí - Tăng nhận diện thương hiệu - Tạo ra nguồn doanh thu | - Cung cấp thông tin, hướng dẫn chi tiết về sản phẩm/dịch vụ - Tạo giải pháp cho vấn đề của khách hàng - Tạo ra nguồn doanh thu từ việc bán ebook |
Template | - Tiết kiệm thời gian và chi phí - Tăng tính chuyên nghiệp - Dễ dàng phân phối | - Tạo nội dung một cách nhanh chóng và hiệu quả - Đảm bảo tính nhất quán và chuyên nghiệp của nội dung |
- Chi phí thấp - Cá nhân hóa nội dung - Tiếp cận đối tượng mục tiêu | - Gửi thông tin cập nhật, khuyến mãi, sự kiện cho khách hàng - Gửi thông điệp chào mừng cho khách hàng mới - Thu thập phản hồi từ khách hàng thông qua khảo sát email | |
Video ngắn | - Truyền tải thông điệp một cách nhanh chóng và hiệu quả - Tăng tương tác trên mạng xã hội | - Chia sẻ thông điệp, ý tưởng ngắn gọn và súc tích - Tạo sự thú vị và tương tác trên các nền tảng mạng xã hội |
Ngoài ra, hiện nay cũng xuất hiện nhiều loại Content Marketing mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người dùng, trong đó có một số loại nổi bật có thể kể đến như:
- User Generated Content: nội dung dựa trên trải nghiệm của khách hàng, người sử dụng và các tương tác của họ với sản phẩm, thương hiệu.
- Livestream: hiện đang là hình thức nội dung tạo ra chuyển đổi đơn hành rất lớn khi kích thích được cảm xúc và các nhu cầu của khách hàng chỉ trong vài phút ngắn ngủi.
- Minigame : giúp tăng sự tương tác giữa thương hiệu với khách hàng, tạo ra trải nghiệm giải cho người dùng đồng thời cũng có thể thu thập được dữ liệu khách hàng tiềm năng.
- Meme: là dạng nội dung rất phù hợp với giới trẻ, đặc biệt là gen Z khi nó tạo ra sự lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội.
II. Vai trò của Content Marketing trong chiến lược Marketing
Vai trò của Content Marketing trong chiến lược marketing không chỉ là tạo ra nội dung mà còn là một công cụ mạnh mẽ để xây dựng và thúc đẩy nhận diện thương hiệu, thúc đẩy chuyển đổi bán hàng, tăng doanh số bán hàng, tăng lưu lượng truy cập, giảm chi phí quảng cáo, và thúc đẩy lòng tin và sự trung thành của khách hàng.
1. Xây dựng nhận diện thương hiệu
Content Marketing không chỉ là việc tạo ra nội dung, mà còn là cách mạnh mẽ để doanh nghiệp tăng cường sự nhận diện thương hiệu.
Bằng cách tạo ra nội dung chất lượng và chia sẻ thông tin giá trị qua nhiều kênh truyền thông, như blog, video, bài viết, sách trắng và podcast, doanh nghiệp không chỉ tăng cường sự tương tác với khách hàng mục tiêu mà còn tạo ra ấn tượng mạnh mẽ về thương hiệu. Khách hàng sẽ liên kết thương hiệu với kiến thức và giá trị mà doanh nghiệp cung cấp, và khi có nhu cầu, họ sẽ nghĩ ngay đến doanh nghiệp đó.
2. Thúc đẩy chuyển đổi bán hàng
Content Marketing giúp doanh nghiệp cung cấp thông tin hữu ích và giải quyết vấn đề của khách hàng, từ đó xây dựng lòng tin và uy tín. Điều này tăng khả năng chuyển đổi, đặc biệt thông qua các chiến thuật như lời kêu gọi hành động (CTA), khuyến mãi và hướng dẫn.
3. Tăng doanh số bán hàng
Nội dung chất lượng có thể giúp tạo ra khách hàng tiềm năng và chuyển đổi họ thành khách hàng. Bằng cách tiếp cận khách hàng tiềm năng với thông tin và ưu đãi phù hợp, doanh nghiệp có thể tăng doanh số bán hàng.
4. Tăng lưu lượng truy cập
Content Marketing là trụ cột của Inbound Marketing, tập trung vào việc tạo ra và phân phối nội dung giá trị. Điều này giúp tăng lưu lượng truy cập bằng cách tạo hiện diện trực tuyến mạnh mẽ, tối ưu hóa SEO và khuyến khích chia sẻ trên mạng xã hội.
Tìm hiểu thêm: 7 chiến lược Viral Marketing giúp kênh bạn bùng nổ trong năm 2024
5. Giảm chi phí quảng cáo
Content Marketing tập trung vào việc cung cấp thông tin hữu ích và giải quyết vấn đề cho khách hàng, giúp xây dựng một mối quan hệ tốt với họ mà không cần chi tiêu nhiều cho quảng cáo truyền thống.
6. Thúc đẩy lòng tin và sự trung thành của khách hàng
Khi doanh nghiệp cung cấp nội dung chất lượng và đáng tin cậy, khách hàng có xu hướng tin tưởng và gắn bó với thương hiệu. Content Marketing cũng tạo cơ hội tương tác và giao tiếp với khách hàng, xây dựng một môi trường tương tác tích cực.
Một chiến lược Content Marketing sáng tạo và độc đáo không chỉ giúp doanh nghiệp nổi bật hơn trong làn sóng thông tin mà còn tạo ra một kết nối sâu sắc và thúc đẩy lòng trung thành từ khách hàng.
III. Tiêu chí của một Content Marketing chất lượng
Không có một định nghĩa hoàn hảo cho một nội dung marketing chất lượng vì nó phụ thuộc vào nhu cầu của đối tượng độc giả và mục tiêu của bạn. Tuy nhiên, một nội dung tuyệt vời thường có những đặc điểm sau:
- Độc đáo: Nội dung chưa từng xuất hiện trước đây trên Internet.
- Mục đích rõ ràng: Nó phải có mục tiêu cụ thể như giáo dục nhận thức hoặc hỗ trợ chuyển đổi.
- Liên quan: Nội dung phải được tổ chức theo một chủ đề chuyên sâu và bao quát để đáp ứng nhu cầu của đối tượng độc giả.
- Hữu ích: Phải giải quyết được vấn đề của người tìm kiếm và đáp ứng mục đích của họ.
- Độc đáo: Cung cấp thông tin giá trị không tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác.
- Trải nghiệm người dùng tốt: Đảm bảo trải nghiệm người dùng là tuyệt vời trên mọi thiết bị.
- Cấu trúc tốt: Sử dụng các thẻ headings và cấu trúc rõ ràng để dễ dàng tiếp cận.
- Khả năng chuyển đổi: Có khả năng giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.
- Tối ưu SEO: Nội dung được tối ưu hóa để thân thiện với người dùng và công cụ tìm kiếm.
- Có khả năng lan truyền: Nội dung gây xúc động và kích thích trái tim người đọc, tạo điều kiện thuận lợi để trở thành nội dung viral.
Những đặc điểm này cùng nhau tạo ra một nội dung marketing chất lượng, giúp bạn thu hút và giữ chân được đối tượng độc giả, đồng thời đạt được các mục tiêu kinh doanh của bạn.
IV. Quy trình 5 bước triển khai Content Marketing
Một phương pháp thành công mà nhiều Content writer chuyên nghiệp tiếp cận là quy trình viết Content Marketing qua 5 bước sau:
Bước 1. Pre-writing: Chuẩn bị trước khi viết
Đầu tiên và quan trọng nhất, chúng ta phải hiểu rõ những gì chúng ta muốn đạt được. Ý tưởng là điều kiện tiên quyết để hành động tuân theo. Một ý tưởng trong viết Content Marketing là trọng tâm mà toàn bộ bài viết sẽ xoay quanh.
Những công việc cần thực hiện trong quá trình chuẩn bị:
- Brainstorming/động não: Tìm ý tưởng về chủ đề bài viết.
- Lập danh sách ý tưởng, nội dung có thể được sử dụng.
- Ghi lại các ý tưởng độc đáo.
- Sắp xếp nhóm các ý tưởng liên quan.
- Phát triển ý tưởng với Idea Trees/mindmap: Cây ý tưởng (phát triển, mở rộng chủ đề).
- Sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa.
- Xác định mục đích tìm kiếm cho chủ đề.
- Nghiên cứu các bài viết của đối thủ cạnh tranh đang xếp hạng tốt trên SERP.
- Áp dụng công thức 5W1H để đặt các câu hỏi xoay quanh và mở rộng chủ đề.
- Xác định mục đích của bạn/mục đích bài viết là gì?
- Phân tích đối tượng của bạn/đối tượng bài viết là ai?
- Vấn đề của độc giả là gì, họ mong muốn điều gì?
- Giải pháp cho vấn đề của độc giả là gì?
- Thu thập dữ liệu cho chủ đề. Nghiên cứu cạnh tranh, những nội dung của đối thủ đang đứng top trong Google.
- Nghiên cứu chủ đề/từ khóa: lựa chọn cụm từ phù hợp.
- Xác định Volume lượng tìm kiếm cho danh sách từ khóa.
- Phác thảo tiêu đề bài viết (Title, H1).
Một ý tưởng nên được thu hẹp thành cụm từ hoặc câu để làm cho mục tiêu viết rõ ràng. Tiêu đề nên ngắn gọn nhưng vẫn có thể diễn đạt ý tưởng chính mà bạn muốn truyền đạt. Đặc biệt, tiêu đề cần hấp dẫn để thu hút sự chú ý từ người đọc, đồng thời dẫn họ vào việc đọc thêm.
Bước 2: Drafting: viết bản thảo/ phác thảo bài viết
Việc chuẩn bị một bản phác thảo trước khi bắt đầu viết sẽ giúp bạn đảm bảo tính logic và sự gắn kết của bài viết, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của đối tượng mục tiêu. Dưới đây là một số công việc quan trọng trong quá trình phác thảo nội dung:
- Áp dụng một phương pháp viết nhất định như phương pháp APP (Accept Promise Preview), trong đó bạn đồng ý với vấn đề của người đọc, hứa hẹn giải quyết vấn đề đó và hình dung trước những gì họ sẽ nhận được sau khi đọc bài blog của bạn.
- Sử dụng mô hình Kim tự tháp ngược hay tam giác ngược, đẩy thông tin quan trọng nhất lên phía trên của bài viết và sắp xếp các đoạn văn và đề mục một cách hợp lý.
- Lập cấu trúc bài viết với các Heading 2,3 để giúp tổ chức nội dung.
- Tập trung vào ý tưởng chính và phát triển nó, sau đó mở rộng ý tưởng này với các chi tiết liên quan.
- Suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi viết và cung cấp đầy đủ dẫn chứng để hỗ trợ cho ý tưởng của bạn.
- Khi cần thiết, sửa lại mục đích tuyên bố và xem xét lại bản phác thảo.
- Phần giới thiệu nên giới thiệu mục đích chính của bạn và bắt đầu với một câu dẫn tốt để thu hút sự chú ý của đọc giả.
- Phần thân của bài viết nên phát triển ý chính và bao gồm mọi sự kiện và chi tiết liên quan.
- Phần kết nên tóm tắt nội dung chính, đề xuất một giải pháp hoặc kêu gọi hành động cụ thể và mở rộng chủ đề.
Việc thực hiện một bản phác thảo cẩn thận trước khi viết sẽ giúp bạn viết một cách có ý nghĩa và hiệu quả hơn.
Bước 3: Revising - điều chỉnh bổ sung (Editing)
Chỉnh sửa bản thảo của bạn bằng cách chú ý đến từ vựng, tổ chức nội dung và các chi tiết cần điều chỉnh, di chuyển, bổ sung hoặc lược bỏ. Dưới đây là một số yếu tố cần xem xét:
- Áp dụng phương pháp viết: Đảm bảo rằng bạn đã sử dụng phương pháp viết như APP (Accept Promise Preview) để thu hút sự chú ý của đọc giả và hướng dẫn họ về nội dung của bài viết.
- Cấu trúc bài viết: Kiểm tra xem cấu trúc bài viết đã tuân theo trình tự hợp lý chưa; Sử dụng các tiêu đề và tiêu đề phụ để hướng dẫn người đọc và tăng hiệu quả của bài viết.
- Logic và gắn kết: Sử dụng các từ gắn kết để nối các ý tưởng với nhau và đảm bảo sự liên kết và chuyển tiếp mạch lạc giữa các đoạn văn; Loại bỏ các từ và cụm từ dư thừa và điều chỉnh độ dài câu để tạo ra một luồng văn bản suôn sẻ.
- Kiểm tra văn phong, giọng điệu và mạch viết: Đảm bảo rằng văn phong, giọng điệu và mạch viết của bạn liên tục và phù hợp với nội dung của bài viết.
Lặp lại quá trình chỉnh sửa và điều chỉnh cho đến khi bài viết hoàn chỉnh và đạt được hiệu quả mong muốn. Thông qua việc thực hiện những điều này, bạn có thể tạo ra một bài viết tuyệt vời và có ảnh hưởng đáng kể đối với độc giả của mình.
Bước 4: Proofread: Đọc rà soát, soát lỗi
Đây là một bước quan trọng trong quá trình viết Content Marketing. Trong bước này, chúng ta cần xem xét tài liệu để đảm bảo tính chính xác về ngữ pháp, cách sử dụng từ ngữ, cấu trúc câu, v.v... Bất kỳ lỗi nào trong các khía cạnh này đều có thể khiến người đọc bỏ qua và dẫn đến việc họ không hoàn thành việc đọc tác phẩm.
Hãy rà soát để kiểm tra xem bài viết còn những lỗi sau:
- Chính tả: Kiểm tra xem còn lỗi chính tả nào không.
- Ngữ pháp: Xem xét có lỗi ngữ pháp nào cần sửa đổi.
- Phân tách câu, dấu chấm, phẩy: Đảm bảo rằng việc phân tách câu và sử dụng dấu chấm, dấu phẩy là chính xác.
- Văn phong: Đảm bảo rằng văn phong của bạn đã nhất quán và phù hợp với nội dung của bài viết.
Bạn cũng có thể nhờ một người khác trong nhóm của bạn đọc lại toàn bộ bài viết. Điều này giúp đánh giá mức độ diễn đạt của bạn và xem liệu nội dung đã đơn giản và dễ hiểu đối với người đọc không. Nhận phản hồi từ người khác có thể giúp bạn điều chỉnh cần thiết, bổ sung hoặc loại bỏ thông tin để làm rõ ý nghĩa và làm cho câu văn trở nên tự nhiên hơn.
Bước 5: Xuất bản nội và thúc đẩy truyền thông
Khi văn bản dường như đã hoàn thiện, bạn nên quay lại phần tiêu đề của bài viết để đảm bảo rằng nó có sức hút đủ để kích thích độc giả nhấp chuột hoặc tải xuống.
Dưới đây là một số điều cần xem xét kỹ trước khi xuất bản:
- Xem xét kỹ lại tiêu đề trước khi xuất bản (Tốn thời gian tối ưu hóa, viết 3-5 tiêu đề để lựa chọn).
- Thực hiện tối ưu hóa Content Marketing cho SEO. Bước này, chúng tôi đã có một bài viết hướng dẫn riêng, bạn có thể xem tại đây.
- Xem lại cách cấu trúc trình bày Content Marketing để đảm bảo sự thân thiện với trải nghiệm đọc của người dùng. Đây là hướng dẫn bạn có thể tham khảo.
Khi mọi thứ đã được hoàn thiện, bạn có thể xuất bản bài viết của mình.
Nếu bạn làm đầy đủ theo các bước ở trên thì Content Marketing của bạn sẽ xứng đáng được xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Content Marketing mà TUBRR đã giúp bạn tổng hợp. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với TUBRR để được giải đáp chi tiết nhé!
TUBRR hỗ trợ các nhà sáng tạo lan tỏa giá trị
Là thương hiệu MCN uy tín với 10 năm phát triển tại thị trường Cộng hoà Séc, trở thành đối tác doanh nghiệp được YouTube tín nhiệm, TUBRR - mạng lưới đa kênh, đối tác chiến lược WOA Media, tự tin là MCN hiểu rõ YouTube nhất Việt Nam.
Tự hào là một trong hai MCN hoàn chỉnh đầu tiên tại Việt Nam, TUBRR bảo đảm cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ chuyên nghiệp chất lượng cao dành cho các nhà sáng tạo bao gồm:
- Quản lý nhà sáng tạo
- Hỗ trợ và phát triển kênh
- Cung cấp kho nhạc miễn phí và kho nội dung sáng tạo đa dạng
- Nhượng quyền nhân vật
- Cung cấp các Workshop đào tạo cao cấp chia sẻ kiến thức về hoạt động sản xuất và kinh doanh trên nền tảng YouTube.
Liên hệ ngay với TUBRR tại:
NEWSLETTER
Don't miss out on the latest weekly updates and useful posts — subscribe today!