Chiến lược Marketing là gì? Tổng quan về chiến lược Marketing 2024

Trong năm 2024, khi cuộc đua cạnh tranh trên thị trường trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết, việc xây dựng một chiến lược Marketing hiệu quả không chỉ là một lựa chọn, mà còn là yếu tố sống còn để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Bạn có biết làm thế nào để sản phẩm của mình nổi bật giữa hàng ngàn sản phẩm khác?  

Làm thế nào để thu hút và giữ chân khách hàng trong thời đại số? Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá những bí quyết để xây dựng một chiến lược Marketing thành công, giúp doanh nghiệp của bạn vượt qua mọi thách thức và đạt được mục tiêu đề ra. 

Xem thêm: 

I. Chiến lược Marketing là gì? 

Chiến lược marketing (marketing strategy) là một kế hoạch dài hạn giúp định hướng và đo lường hiệu quả của các hoạt động tiếp thị của một doanh nghiệp.Về cơ bản, chiến lược Marketing bao gồm các mục tiêu kinh doanh, thị trường mục tiêu, chân dung người mua, đối thủ cạnh tranh và giá trị cho khách hàng. Marketing Strategy cung cấp một  tầm nhìn dài hạn cho các nỗ lực Marketing tổng thể, thường kéo dài nhiều năm. 

Mục tiêu của chiến lược marketing chính là phát triển tập khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp và thúc đẩy sự phát triển thương hiệu, đồng thời đảm bảo tuân thủ đúng theo tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức. Chiến lược này phải phân tích chi tiết môi trường cạnh tranh, các xu hướng thị trường, đề xuất các insight hiệu quả, giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh và mục tiêu kinh doanh.  

chien-luoc-marketing-1
Chiến lược Marketing là gì?

II.  Phân biệt chiến lược marketing và kế hoạch Marketing 

Kế hoạch Marketing và  Chiến lược Marketing thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng thực tế, chúng là hai quá trình khác nhau. 

  • Kế hoạch Marketing mô tả các hành động cụ thể và chiến thuật Marketing được thực hiện để hoàn thành một chiến dịch Marketing. 
  • Chiến lược Marketing phác thảo bức tranh tổng thể của một nỗ lực Marketing, chẳng hạn như khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Chiến lược mô tả  những gì các mục tiêu Marketing là, trong khi kế hoạch mô tả  cách đạt được những mục tiêu đó. 

Sự khác biệt giữa kế hoạch Marketing và chiến lược Marketing có thể được tóm tắt như sau: 

Kế hoạch Marketing 

Chiến lược Marketing 

Chi tiết, cụ thể, hướng đến hành động 

Tổng quan, dài hạn, định hướng mục tiêu 

Tập trung vào chiến thuật và triển khai 

Tập trung vào mục tiêu và định hướng 

Là một phần của chiến lược Marketing 

Là nền tảng cho kế hoạch Marketing 

Có thể thay đổi theo thời gian 

Thường ổn định hơn và được xem xét lại định kỳ 

Dưới đây là một ví dụ đơn giản để bạn phân biệt 2 khái niệm này: 

Ví dụ: Mở một quán cà phê 

Chiến lược Marketing: 

  • Mục tiêu: Trở thành quán cà phê được giới trẻ yêu thích nhất trong khu vực. 
  • Đối tượng khách hàng: Sinh viên, người đi làm trẻ tuổi, thích không gian hiện đại và sáng tạo. 
  • Giá trị: Cung cấp không gian làm việc thoải mái, đồ uống đa dạng và chất lượng, tổ chức các sự kiện văn hóa thường xuyên. 

Kế hoạch Marketing: 

  • Hoạt động 1: Thiết kế không gian quán cà phê ấn tượng, có góc sống ảo.  
  • Hoạt động 2: Phát triển menu đồ uống đa dạng, phù hợp với khẩu vị của giới trẻ. 
  • Hoạt động 3: Tổ chức các buổi workshop về pha chế cà phê, buổi biểu diễn âm nhạc acoustic vào cuối tuần.  
  • Hoạt động 4: Tạo các chương trình khuyến mãi hấp dẫn như mua 1 tặng 1 vào các ngày trong tuần.  
  • Hoạt động 5: Xây dựng fanpage và tài khoản Instagram, thường xuyên đăng bài ảnh đẹp, video giới thiệu quán. 
chien-luoc-marketing-2
Phân biệt chiến lược marketing và kế hoạch marketing

III. 4Ps và 7Ps Marketing Mix trong chiến lược Marketing 

4Ps và 7Ps là hai mô hình marketing cơ bản được sử dụng để xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả. Mặc dù cả hai đều tập trung vào việc tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ hấp dẫn khách hàng, nhưng chúng có những điểm khác biệt quan trọng. 

4Ps là mô hình marketing truyền thống, bao gồm 4 yếu tố chính: 

  • Product (Sản phẩm): Đặc điểm, chất lượng, thiết kế, bao bì của sản phẩm. 
  • Price (Giá cả): Mức giá, chính sách giảm giá, điều kiện thanh toán. 
  • Place (Phân phối): Kênh phân phối, địa điểm bán hàng, logistics. 
  • Promotion (Khuyến mãi): Quảng cáo, PR, bán hàng, khuyến mãi. 

7Ps Marketing Mix  là sự mở rộng của 4Ps, bao gồm thêm 3 yếu tố: 

  • People (Con người): Nhân viên, chất lượng dịch vụ, tương tác với khách hàng. 
  • Process (Quy trình): Quy trình sản xuất, quy trình phục vụ, quy trình xử lý khiếu nại. 
  • Physical Evidence (Bằng chứng vật chất): Môi trường bán hàng, bao bì, tài liệu quảng cáo. 

Bảng so sánh 4Ps và 7Ps Marketing: 

Đặc điểm 

4P (Marketing Mix truyền thống) 

7P (Marketing Mix mở rộng) 

Nguồn gốc 

Ra đời từ những năm 1960, phù hợp với các sản phẩm hữu hình. 

Phát triển từ 4P, thêm 3 yếu tố để phù hợp với dịch vụ. 

Yếu tố 

Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Phân phối), Promotion (Khuyến mãi) 

Product, Price, Place, Promotion, People (Con người), Process (Quy trình), Physical Evidence (Bằng chứng vật chất) 

Ứng dụng 

Chủ yếu áp dụng cho các sản phẩm hữu hình, dễ sản xuất và tiêu thụ. 

Phù hợp với cả sản phẩm hữu hình và vô hình, đặc biệt là dịch vụ. 

Tập trung 

Tập trung vào 4 yếu tố cơ bản để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. 

Mở rộng phạm vi, xem xét các yếu tố con người, quy trình và bằng chứng vật chất để tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt hơn. 

Ưu điểm 

Đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng. 

Toàn diện, bao quát hơn, phù hợp với nhiều ngành nghề. 

Nhược điểm 

Có thể bỏ qua các yếu tố quan trọng như con người, quy trình trong dịch vụ. 

Phức tạp hơn, đòi hỏi nhiều nguồn lực hơn để thực hiện. 

Cả 4P và 7P đều là những công cụ hữu ích để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả. Việc lựa chọn mô hình nào phụ thuộc vào đặc thù của sản phẩm/dịch vụ, ngành nghề và mục tiêu của doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp kết hợp cả hai mô hình để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

IV. Các loại chiến lược marketing  

Có rất nhiều các tiêu chí để bạn có thể chia loại kế hoạch marketing khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu, thời điểm hoặc nền tảng triển khai. Một số loại kế hoạch marketing được sử dụng nhiều nhất trong doanh nghiệp có thể kể đến như:  

  • Chiến lược marketing (nói chung): là chiến lược được lên hàng năm hoặc hàng quý, chỉ ra các mục tiêu chiến lược, là nền tảng để triển khai các kế hoạch marketing chi tiết hơn.  
  • Chiến lược marketing ra mắt sản phẩm mới: là bản chiến lược định hướng các bước tung sản phẩm mới ra thị trường với mục tiêu xây dựng nhận diện và khơi gợi hứng thú về sản phẩm trong tâm trí khách hàng mục tiêu. Đồng thời phải truyền tải đúng thông điệp, đúng thời gian, đúng đối tượng mục tiêu.  
  • Chiến lược content marketing: là định hướng triển khai các chiến dịch nội dung để truyền thông cho sản phẩm hoặc dịch vụ.  
  • Chiến lược SEO marketing: chiến lược SEO marketing thường được phát triển song song cùng với content marketing, đảm bảo các thông điệp đến với khách hàng được nhất quán và hiệu quả, cũng như giúp nội dung của bạn được xếp hạng cao hơn trên các trang tìm kiếm.  
  • Chiến lược social media marketing: tập trung và các định hướng marketing trên các trang mạng xã hội như: Facebook, Instagram, LinkedIn, TikTok, YouTube…  

Tìm hiểu thêm: Mọi thứ bạn cần biết về Content Marketing

Ngoài ra vẫn còn nhiều loại chiến lược marketing khác. Tuy nhiên bạn cùng đừng quá lo lắng vì dù là chiến lược marketing nào thì chúng cũng đều được hoàn thiện với 7 bước sau.  

V. 7 bước xây dựng chiến lược marketing hiệu quả  

1. Xác định các thành phần cần có trong chiến lược 

Hãy bắt đầu bằng những câu hỏi dưới đây:  

  • Bạn cần những nguồn lực nào?  
  • Tầm nhìn hay mục tiêu của kế hoạch này là gì?  
  • Tôi sẽ là marketing hướng đến đối tượng nào?  
  • Đâu sẽ là các kênh truyền thông của tôi?  
  • Tôi sẽ triển khai khi nào?  
  • …  

Ví dụ, hãy tưởng tượng bạn đang phải xây dựng một chiến lược marketing hàng năm cho doanh nghiệp để thúc đẩy hành vi mua lại của các khách hàng hiện tại. Đây sẽ là những thứ bạn cần chuẩn bị:  

- Tôi cần những nguồn lực nào?  

Tôi sẽ cần sự đồng hành từ nhóm nội dung, nhóm là website, nhóm triển khai email, hướng đến những khách hàng hiện tại. Mỗi người trong mỗi team đều phải là người làm việc full-time. Đồng thời tôi cũng cần một khoản 100k đô là để chi trả cho những nhân sự trên.  

- Tầm nhìn hay mục tiêu của kế hoạch là gì?  

Để tạo ra trải nghiệm tích cực khiến khách hàng mua lại sản phẩm, chúng tôi cần cung cấp các nội dung hướng dẫn sử dụng, thông báo cải tiến, thông tin giảm giá hay tư vấn bảo hành, hỗ trợ xử lý vấn đề… Từ đó tăng tỷ lệ khách hàng mua lại từ 40% lên 50%.  

- Ai là khách hàng mục tiêu của tôi?  

Tất cả các khách hàng hiện tại.

- Đâu là các kênh truyền thông của tôi?  

Kênh chính là email. Ngoài ra sẽ có các kênh hỗ trợ như website, blog, YouTube và Facebook.  

- Thời gian triển khai?  

Nửa đầu năm nay.  

2. Xác định các chỉ số đo lường hiệu quả  

Việc lựa chọn chỉ số đo lường hiệu quả (hay KPI) ngay từ đầu sẽ giúp bạn luôn tập trung đi đúng hướng mà không “sa đà” vào các hoạt động khác, không bổ trợ cho mục tiêu chính của chiến lược marketing.  

Lưu ý  khi lựa chọn chỉ số đo lường bạn cũng cần đảm bảo các chỉ số này phải đáp ứng tiêu chí SMART, trong đó:  

  • S - specific: cụ thể  
  • M - measurable: có thể đo lường được  
  • A - achievable: có thể đạt được  
  • R - realistic: thực tế  
  • T - time-bound: có thời gian cụ thể  
kế hoạch marketing
Mô hình SMART trong đặt mục tiêu kế hoạch

Ví dụ: Nếu mục tiêu chiến lược marketing của bạn là tăng trưởng số lượng đăng ký nhận email Newsletter. Khi đó bạn có thể xây dựng KPI của mình như sau: Tăng tỷ lệ đăng ký nhận email Newsletter từ 10% lên 20% trong quý I/2024.  

Tìm hiểu thêm: 7 chiến lược Viral Marketing giúp kênh bạn bùng nổ trong năm 2024

3. Nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh  

Việc hiểu rõ thị trường sẽ giúp bạn tìm ra khoảng trống cơ hội để phát triển công ty.  

Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn việc nghiên cứu đối thủ là để copy paste lại những gì đối thủ mình làm nhé! Bạn phải thực sự tìm ra một “khoảng trống” mà chưa có ai làm, đồng thời đem lại cơ hội chinh phục khách hàng cho công ty bạn. Đây chính là cách giúp tổ chức của bạn khác biệt, nổi bật và đạt được mục tiêu marketing đặt ra.  

MẸO:  Bạn có thể tham khảo mô hình SWOT  (S - strength: điểm mạnh, W - Weakness: điểm yếu, O - opportunites: cơ hội, T - threaten: thách thức) . Mô hình này chắc chắn sẽ giúp bạn phân tích môi trường cạnh tranh rất hiệu quả đấy!  

4. Triển khai hoạt động marketing tích hợp  

Một số thành phần trong marketing tích hợp mà bạn nên cân nhắc theo mục tiêu chiến lược như: quảng cáo, email marketing, social content, PR, SEO…  

kế hoạch marketing
Một bản kế hoạch marketing sẽ bao gồm rất nhiều hoạt động tích hợp khác nhau

Việc tích hợp nhiều hoạt động marketing khác nhau sẽ giúp bạn gia tăng khả năng tiếp cận được khách hàng mục tiêu của mình. Thậm chí tiếp cận một đối tượng nhiều lần để khiến họ ghi nhớ thông điệp, hình ảnh thương hiệu và chuyển đổi thành hành vi mua, sử dụng…  

5. Tạo ra sự khác biệt hóa bằng những nội dung sáng tạo  

49% những người làm marketing đều cho rằng hình ảnh đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chiến lược nội dung của họ. Nói cách khác, một thương hiệu rõ ràng và một chiến lược sáng tạo là yếu tố không thể thiếu của mọi chiến lược marketing.  

Hãy ghi nhớ:  

  • Bạn đang nói chuyện với khán giả mục tiêu: vậy nên bạn phải thực sự hiểu họ cảm thấy thế nào, nghĩ gì và làm gì khi thấy thông điệp truyền thông của bạn. Liệu họ có thực sự kết nối với thông điệp đó không và có muốn tìm kiếm thêm thông tin về thương hiệu của bạn hay mua sản phẩm của bạn không? Hãy thực sự lưu ý điều này nhé!  
  • Để trí tưởng tượng của bạn vượt ra khỏi vùng an toàn: Hãy cứ sáng tạo, cứ đột phá, hãy cân nhắc mọi ý tưởng của bạn, dù nó có điên rồ đến mức độ nào. Đây chính là điểm mấu chốt quyết định kế hoạch của bạn thành công đến đâu đấy!  

6. Thực thi chiến lược marketing  

Lên timeline, mục tiêu từng giai đoạn và kế hoạch hoạt động triển khai chi tiết cho từng thành viên trong đội marketing. Một mẹo nhỏ mách cho bạn là, hãy tổng hợp mọi tài liệu, thông tin về kế hoạch trong một folder (thư mục) hoặc 1 nền tảng lưu trữ duy nhất, để các thành viên có thể dễ dàng tìm kiếm, nắm bắt thông tin bất cứ khi nào cần.  

Bản kế hoạch thực thi này nên được đảm bảo:  

  • Có mục tiêu rõ ràng cho từng hoạt động với deadline cụ thể  
  • Sử dụng các mô hình Gantt chart, Lịch biểu hay bảng Kanba để theo dõi trạng thái của các hoạt động một cách trực quan  
  • Liên tục cập nhật tình hình công việc của cả team để đảm bảo kế hoạch diễn ra đúng tiến độ  

7. Đo lường hiệu quả  

Gần như ¾ các CMO (Giám đốc marketing) đều dùng chỉ số tăng trưởng doanh thu để đo lường mức độ hiệu quả cuối cùng của một chiến lược marketing. Tuy nhiên bạn vẫn có thể sử dụng một số các chỉ số khác để đo lường nếu bạn có các bản kế hoạch nhỏ hơn với tính chất đặc thu hơn như: chỉ số tiếp cận, tỷ lệ chuyển đổi, doanh số hay mức độ nhận diện thương hiệu trong nhóm khách hàng mục tiêu…  

Vậy là TUBRR đã cùng bạn điểm qua các khái niệm quan trọng cùng với 7 bước triển khai chiến lược marketing hiệu quả. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, bạn hãy liên hệ với chúng mình để được giải đáp chi tiết nhé!    


TUBRR hỗ trợ các nhà sáng tạo Quản trị kênh  

Là MCN chính thức và uy tín của YouTube với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động cùng các Nhà sáng tạo toàn cầu, hơn ai hết, TUBRR thấu hiểu việc Quản trị kênh đóng vai trò quan trọng như thế nào trên hành trình lan tỏa giá trị sáng tạo của các YouTuber. 
hợp tác (1)
 Là một trong hai MCN hoàn chỉnh đầu tiên tại Việt Nam, TUBRR cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ chuyên nghiệp chất lượng cao dành cho các nhà sáng tạo bao gồm:            

Liên hệ ngay với TUBRR tại: