Những sự kiện nổi bật trong tháng 4 mà creators phải biết
Table of contents [Show]
Bạn đã biết có những sự kiện đáng chú ý và xu hướng nổi bật trên mạng xã hội trong tháng 4 chưa? Hãy tận dụng cơ hội này để tạo ra các nội dung sáng tạo và thu hút, từ đó tạo ra những trải nghiệm độc đáo cho cộng đồng của mình và thu hút thêm người theo dõi. Trong bài viết này, TUBRR sẽ gợi ý các tuyến nội dung để bạn có thể khai thác, cùng khám phá ngay thôi!
I. April Fool’s Day - Ngày Cá tháng Tư
1. Thời gian: 01/04
2. Nguồn gốc:
Vào năm 1564, nước Pháp quyết định đổi từ lịch Julius sang dùng lịch Gregory do Giáo hoàng Gregory XIII ban hành. Theo đó, lịch mừng năm mới chuyển từ tuần cuối cùng của tháng 3 sang ngày mùng 1/1. Tuy nhiên, do sự thiếu thốn về mặt truyền thông, một bộ phận những người dân nông thôn Pháp vẫn ăn mừng năm mới theo lịch cũ. Những người này bị gọi là “kẻ ngốc” và trở thành trò cười cho thiên hạ, từ đó, ngày “Cá tháng Tư” xuất hiện.
3. Nội dung, mục đích:
- Trong ngày này, mọi người có thể nói dối, lừa những người thân, bạn bè của họ tin vào điều gì đó không đúng sự thật mà không sợ họ tức giận, bực bội. Sau khi đùa và lừa, người đùa thường hét lên "Cá tháng Tư" (April fool!) để giải tỏa thắc mắc và tiết lộ trò đùa.
- Đã có nhiều lần mà các phương tiện thông tin đại chúng hưởng ứng ngày này bằng cách tung các tin tức phóng đại, tin vịt,... và sau đó đính chính lại vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, dù đã diễn ra nhiều lần nhưng đều khiến cho rất nhiều khán giả “mắc bẫy”.
4. Khai thác vào sản xuất nội dung:
- Sử dụng các câu chuyện liên quan đến bài học về ngày 1/4 (Cậu bé chăn cừu, các bài học khác về sự trung thực…).
- Nội dung liên quan đến ngày 1/4, ví dụ: 1 ngày Cá tháng Tư vui vẻ; Sẽ thế nào nếu ngày nào cũng là ngày Cá tháng Tư.
- Tổng hợp các khoảnh khắc vui vẻ của ngày Cá tháng Tư.
- Hướng dẫn thực hiện các trò chơi khăm đơn giản, vui nhộn.
II. World Health Day - Ngày Sức khỏe Thế giới
1. Thời gian: 07/04
2. Nguồn gốc:
Được chọn để kỷ niệm ngày thành lập Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ năm 1948.
3. Nội dung và mục đích:
- Mỗi năm vào ngày này, một chủ đề sẽ được WHO chọn để làm sự kiện và các hoạt động kéo dài trong suốt 1 năm tiếp theo. Chủ đề của 2023 là “Health For All” và của năm 2024 sẽ là “My Health, My Right”.
- WHO tổ chức 1 buổi lễ kỷ niệm vào ngày này nhằm trao đổi về chủ đề sức khỏe được lựa chọn, chia sẻ kinh nghiệm xử lý vấn đề từ các nước phát triển, để các thành phần tham gia cùng thảo luận thực trạng, giải pháp.
- Các cuộc thi, phong trào thể thao nâng cao sức khỏe cũng sẽ được phát động, tài trợ tại các trường học, cũng như tuyên truyền về bảo vệ sức khỏe tại các khu vực dân cư ở nhiều nước trên thế giới.
- Nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khỏe cho con người, đặc biệt là của người nghèo và người kém may mắn ở các khu vực nghèo trên thế giới, cũng như nhắc nhở mỗi người cần yêu quý sức khỏe, có ý thức giữ gìn sức khỏe của bản thân và chung tay xây dựng xã hội lành mạnh, đẩy lùi bệnh tật.
4. Khai thác vào sản xuất nội dung:
- Các bài học dành cho trẻ em về sức khỏe: Cách các bộ phận trong cơ thể hoạt động, cách phòng chống các căn bệnh dễ mắc phải, khi bị ốm thì nên làm gì để bảo vệ sức khỏe,…
- Trải nghiệm khi tham gia vào các cuộc thi thể chất, hoạt động xã hội liên quan đến sức khỏe, môi trường.
- Vấn đề sức khỏe tâm lý ở tuổi thanh thiếu niên (Vốn đang là 1 vấn đề khá lớn nhưng chưa nhận được nhiều sự chú ý từ xã hồi cũng như cha mẹ).
III. Earth Day - Ngày Trái Đất
1. Thời gian: 22/04
2. Nguồn gốc:
Lấy cảm hứng từ phong trào phản chiến của sinh viên cũng như muốn truyền năng lượng cho các cuộc biểu tình đang nổi lên về ô nhiễm không khí và nước, Thượng nghị sĩ Nelson đề xuất ý tưởng tổ chức một buổi giảng dạy về môi trường trên toàn nước Mỹ vào ngày 22 tháng 4 năm 1970 và sau đó đổi tên ngày này thành Ngày Trái đất (Earth Day). Là ngày lễ thường niên được kỷ niệm rộng rãi nhất trên toàn cầu, diễn ra không chỉ trong một ngày, mà trọn vẹn cả tuần. Ngày trái đất đã giúp tạo ra các tổ chức bảo vệ môi trường và nhiều luật môi trường trên thế giới.
3. Nội dung, mục đích:
- Tại nhiều quốc gia trên thế giới sẽ xuất hiện các cuộc tuần hành liên quan đến bảo vệ môi trường. Các nhà khoa học và tổ chức xã hội chủ trì các buổi đào tạo, bài giảng về chủ đề thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Các địa phương cũng có hàng loạt hoạt động hưởng ứng sự kiện như hội thảo, triển lãm, tình nguyện, vệ sinh môi trường.
- Những điều mọi người thường làm trong ngày Trái Đất:
- Trồng cây
- Tắt bớt điện, tiết kiệm điện, tận dụng ánh sáng tự nhiên
- Tiết kiệm nước sạch
- Dọn dẹp, thu gom rác thải, phân loại rác thải
- Tuyên truyền, hướng dẫn người khác về ý thức bảo vệ môi trường, cách thức thể hiện
- Hạn chế dùng túi nilon, chai lọ nhựa, đồ không tái chế được
- Hạn chế dùng điều hòa, tận dụng tối đa các yếu tố làm mát tự nhiên
- Tổ chức cuộc thi về bảo vệ môi trường, thiết kế poster, vẽ tranh…
4. Khai thác vào sản xuất nội dung:
- Các bài học, hướng dẫn về bảo vệ môi trường cho trẻ em: Tại sao phải vứt rác đúng chỗ, tầm quan trọng của bảo vệ rừng, cách tiết kiệm nước,…
- Tham gia vào các hoạt động giúp bảo vệ môi trường, thực hiện các thử thách có ích (trồng cây, thu gom rác,...).
TUBRR hỗ trợ các nhà sáng tạo lan tỏa giá trị
Với cương vị đối tác chiến lược nằm trong hệ sinh thái WOA Media, TUBRR trải qua 10 năm kinh nghiệm kết nối và hợp tác bền vững cùng các nhà sáng tạo nội dung trên YouTube. Sở hữu mạng lưới rộng lớn và nằm trong hệ sinh thái đa dạng, TUBRR tự tin mang đến các giải pháp toàn diện cho các nhà sáng tạo.
Là một trong hai MCN hoàn chỉnh đầu tiên tại Việt Nam, TUBRR cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ chuyên nghiệp chất lượng cao dành cho các nhà sáng tạo bao gồm:
- Quản lý nhà sáng tạo
- Hỗ trợ và phát triển kênh
- Sản xuất nội dung phái sinh
- Phân phối âm nhạc trên nền tảng số
- Đăng ký bản quyền nhân vật
- Booking KOL, KOC
- Cung cấp các Workshop đào tạo cao cấp chia sẻ kiến thức về hoạt động sản xuất và kinh doanh trên nền tảng YouTube
Liên hệ ngay với TUBRR tại:
NEWSLETTER
Đăng ký để không bỏ lỡ các bài viết hay và tin tức cập nhật mới mỗi tuần