10 Lỗi Sai Kinh Điển Cần Tránh Khi Làm Podcast

Những năm vừa qua, Podcast đã trở thành một nội dung giải trí, một phương thuốc “chữa lành” cho nhiều khán giả. Tại Việt Nam, bên cạnh Vietcetera với những series Podcast hút khách, nhiều content creators cũng đưa các nội dung Podcast vào tuyến nội dung của mình như Giang Ơi, Dinology, Châu Bùi… Nếu bạn cũng đang ấp ủ một dự án Podcast của mình mà chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy đọc bài viết  hướng dẫn cho người mới của  TUBRR . Còn nếu bạn đã làm nhưng chưa hiệu quả, hãy cùng TUBRR tìm hiểu xem mình có mắc phải 10 lỗi phổ biến sau đây không nhé!  

loi-podcast-1
Các lỗi sai phổ biến khi làm Podcast là gì?

1. Sai lầm #1: Không có kế hoạch nội dung rõ ràng cho kênh Podcast  

Đây có lẽ là một trong những sai lầm phổ biến và dễ mắc phải nhất. Vội vàng bắt tay vào triển khai mà không có chiến lược rõ ràng. Việc này có thể dẫn đến các tập Podcast thiếu sự nhất quán, lộn xộn.  

Hãy lên kế hoạch kỹ lưỡng theo mỗi giai đoạn nhất định, hàng tháng, hàng quý…, xác định rõ ràng về chủ đề, khách mời, cấu trúc các tập… nhằm đảm bảo mỗi tập Podcast đều có giá trị và hấp dẫn, thu hút sự mong đợi của khán giả sau mỗi số phát sóng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có kế hoạch đăng tải và tuân thủ nhất quán.  

Một kế hoạch được thiết kế tỉ mỉ không chỉ nâng cao chất lượng nội dung của bạn mà còn xây dựng và phát triển tệp khán giả trung thành cho kênh.  

Đừng bỏ qua:  100 mẹo giúp Podcast phát triển vượt trội  

2. Sai lầm #2: Chất lượng âm thanh kém  

Đây là một sai lầm “chí mạng" đối với cộng đồng Podcaster. Thông thường, khán giả nghe Podcast trong khi đang làm các hoạt động khác, vì vậy, trải nghiệm nghe luôn là yếu tố tối quan trọng. Các vấn đề như: tạp âm, rè, hay có tiếng ồn, vọng, giọng nói bị bóp méo… sẽ khiến người nghe mất tập trung vào nội dung, thậm chí là bỏ kênh của bạn.   

Vì vậy, hãy đầu tư một chiếc micro tốt, học cách chỉnh sửa âm thanh và luôn thu âm ở không gian yên tĩnh nhất.    
 

loi-podcast-3
Đầu tư vào chất lượng âm thanh để tăng trải nghiệm người nghe

3. Sai lầm #3: Không đầu tư vào Truyền thông quảng bá  

Bạn có thể có nội dung xuất sắc nhưng đó mới chỉ là một nửa chặng đường. Quảng bá nội dung hiệu quả cũng quan trọng không kém.   

Nhiều người cho rằng chỉ cần có content chất lượng thì tự khắc sẽ viral. Điều này là đúng nhưng chưa đủ bởi người dùng ngày nay đã có quá nhiều lựa chọn cho các nội dung giải trí. Hơn nữa, trước khi người nghe biết podcast của bạn hay, họ cần phải biết đến nó. Vì vậy, hãy cân nhắc các hoạt động truyền thông cho kênh của mình thông qua các trang mạng xã hội của bạn, tối ưu SEO trên nền tảng, quảng cáo và collab hay những người nổi tiếng.  

Đừng bỏ qua:  9 cách kiếm tiền từ Podcast hiệu quả nhất  

4. Sai lầm #4: Không có lịch đăng Podcast cố định  

Như đã đề cập ở sai lầm #1, không chỉ kế hoạch nội dung mà bạn cũng cần lưu ý cả lịch đăng các sản phẩm của mình. Trong khi bạn đang cố gắng tránh sai lầm #3 nhằm tiếp cận người nghe mới thì việc tránh sai lầm #4 bằng cách cố định một lịch trình đăng tải sẽ giúp củng cố sự hiện diện của bạn với nhóm “khách hàng trung thành”. Lịch phát hành không đều đặn có thể làm mất đi sự mong đợi và thói quen của khán giả. Họ cũng dễ dàng tìm được các nội dung thay thế các sản phẩm của bạn.   

5. Sai lầm #5: Không tương tác với khán giả  

Thường xuyên tương tác với khán giả là cách hiệu quả để xây dựng cộng đồng và giữ chân người nghe. Nhưng nhiều podcaster lại bỏ qua điều này. Bạn có thể bắt đầu từ những việc đơn giản như tích cực phản hồi các bình luận, tin nhắn của khán giả, kêu gọi họ tương tác với mình. Và khi cộng đồng lớn mạnh, hãy tạo các sự kiện đặc biệt, livestream trực tuyến để tăng cường kết nối với khán giả của mình.  

loi-podcast-2
Thường xuyên tương tác với khán giả là cách hiệu quả để xây dựng cộng đồng và giữ chân người nghe

6. Sai lầm #6: Không cải tiến nội dung  

Quảng cáo, truyền thông có thể thu hút người nghe đến với bạn, âm thanh tốt có thể khiến họ có cảm tình với sản phẩm của bạn, nhưng thứ giữ chân họ chắc chắn là nội dung. Nếu podcast của bạn nhàm chán, một màu, nhạt nhẽo, không có sự đổi mới sáng tạo thì rõ ràng sẽ không thể tồn tại lâu.   

Hãy luôn lắng nghe và học hỏi từ phản hồi từ khán giả, đón nhận cả những góp ý tích cực lẫn phê bình tiêu cực để có phương án điều chỉnh, nâng cấp chất lượng nội dung của mình.  

7. Sai lầm #7: Không chú ý đến biên tập   

Hầu hết các Podcaster đều biết cần phải loại bỏ các từ “ờ", “ừm", các khoảng lặng, ngập ngừng để trải nghiệm được liền mạch và thể hiện được sự tự tin của người làm podcast.  

Tuy nhiên, một khía cạnh khác của việc biên tập podcast thường bị lãng quên đó là biên tập, chỉnh sửa nội dung. Lý do bởi vì không phải khách mời nào cũng có thể trả lời mọi câu hỏi một cách hoàn hảo. Đôi khi họ sẽ bị lạc đề, lan man hay đưa ra những ý kiến trái chiều. Một podcast ngắn gọn, súc tích sẽ mang lại nhiều giá trị cho người nghe hơn so với một tập dài lê thê.  

8. Sai lầm #8: Thiếu kiên nhẫn  

Thành công không đến sau một đêm. Nhiều người làm podcast bỏ cuộc quá sớm vì không nhìn thấy kết quả. Có lẽ sai lầm này bắt nguồn từ sự kỳ vọng quá cao của nhà sáng tạo nội dung.  

Hãy kiên trì, đặt ra các mục tiêu theo từng giai đoạn, ngắn hạn - dài hạn và theo dõi tiến trình để thấy được sự tiến bộ và giữ động lực làm việc cho mình.   

9. Sai lầm #9: Không xác định đúng khán giả mục tiêu  

Sai lầm này không chỉ dễ mắc phải ở giai đoạn đầu xây kênh, mà ngay cả các podcaster lâu năm cũng có thể gặp phải. Nếu không có bức tranh rõ ràng về chân dung người nghe của bạn là ai, bạn sẽ không thể tạo ra được đúng content họ cần từ bạn.  

Rất ít podcast hay nội dung giải trí có thể coi là “dành cho tất cả mọi người", vì vậy, hãy suy nghĩ và xác định rõ tệp khán giả của mình. Từ đó hiểu được những hành vi, sở thích, mong muốn của người nghe khi họ tìm đến podcast của bạn.  

10. Sai lầm #10: Không có sự khác biệt  

Khác biệt chính là yếu tố then chốt để làm nổi bật bạn và nội dung của mình trước vô vàn các nền tảng giải trí hiện nay. Đây là chìa khoá chinh phục thành công không chỉ của những người làm podcast, mà còn đúng trong mọi lĩnh vực. Tạo ra màu sắc riêng của bản thân, xây dựng thương hiệu cá nhân để mỗi khi nói đến chủ để này người nghe sẽ nghĩ ngay đến bạn.   

Tuy nhiên, bạn cũng nên cảm thấy thoải mái, tự tin là chính mình khi làm các nội dung này. Như vậy bạn mới có thể kiên trì theo đuổi “sự nghiệp" của mình.   


TUBRR hỗ trợ các nhà sáng tạo Phân phối Âm nhạc     

         

Để lan tỏa các sản phẩm âm nhạc của nghệ sĩ được vươn mình ra thế giới, TUBRR phân phối và phát hành trên tất cả các nền tảng kỹ thuật số. TUBRR có thể phát hiện các trường hợp vi phạm, đăng tải nhạc trái phép và kịp thời xử lý để bảo vệ bản quyền nội dung cũng như doanh thu cho các nghệ sĩ.  

z5270449010528_4083d55fdd75d2ddccae727880f967b8-1

 

Là một trong hai MCN hoàn chỉnh đầu tiên tại Việt Nam, TUBRR cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ chuyên nghiệp chất lượng cao dành cho các nhà sáng tạo bao gồm:            

Liên hệ ngay với TUBRR tại: