Bản quyền nhạc trên Spotify và tất tần tật những vấn đề phải biết 2024
Table of contents [Show]
Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, các nền tảng phát nhạc trực tuyến như Spotify đã trở thành kênh giải trí phổ biến. Với hàng triệu bản nhạc, việc xác định rõ quyền sở hữu bản quyền đôi khi không phải điều dễ dàng.
Dù bạn muốn sử dụng bài hát cho mục đích cá nhân hay để sáng tạo nội dung, hiểu rõ bản quyền nhạc trên Spotify là cực kỳ quan trọng.
Vậy nên, làm sao để biết được bài hát trên Spotify có bị dính bản quyền không? Cùng TUBRR tìm hiểu nhé!
I. Chính sách về bản quyền nhạc trên Spotify
Giống như mọi nền tảng phát trực tuyến người khác, Spotify cũng phải tuân thủ luật bản quyền nghiêm ngặt để đảm bảo người sáng tạo được trả công xứng đáng và bảo vệ quyền lợi.
Đây là những điểm chính trong luật bản quyền của Spotify:
- Spotify trả tiền cho chủ sở hữu bài hát: Mỗi lần bạn nghe một bài hát trên Spotify, nền tảng này sẽ trả tiền bản quyền cho người sáng tác, ca sĩ và các công ty quản lý bản quyền.
- Bảo vệ tác quyền: Spotify có những quy định chặt chẽ để ngăn chặn việc sử dụng trái phép nhạc của người khác. Nếu phát hiện ra nội dung vi phạm bản quyền, họ sẽ xóa bỏ ngay lập tức.
- Người dùng tạo nội dung: Bạn có thể tạo playlist nhưng không được đăng bài hát của mình lên Spotify trừ khi có đầy đủ giấy phép.
- Hợp tác với các tổ chức bản quyền: Spotify làm việc với các tổ chức bản quyền để đảm bảo mọi người đều được trả công xứng đáng.
- Fair-use và nhạc Cover: Spotify cho phép đăng bài hát cover, nhưng bạn phải có giấy phép đúng quy định để phát hành chúng. Thường thì bạn cần giấy phép cơ học để phát hành bản cover, đồng thời phải trả tiền cho nhạc sĩ gốc đã viết bài hát đó.
Trên thực tế, mặc dù không có hệ thống "Nhận diện nội dung" như YouTube, Spotify sử dụng nhiều phương pháp và cơ sở dữ liệu để đảm bảo nội dung trên nền tảng được cấp phép đúng cách và không vi phạm bản quyền.
Trường hợp bạn cho rằng bản quyền nhạc trên Spotify bị vi phạm, bạn có thể báo cáo với nền tảng qua mail. Spotify có quy trình rõ ràng để điều tra và giải quyết các khiếu nại này.
Tham khảo: So sánh YouTube Music và Spotify
II. Spotify trả phí bản quyền nhạc như thế nào?
Khi stream nhạc trên Spotify, mỗi lượt nghe đều tạo ra một khoản thu nhập nhỏ cho những người đã tạo ra bài hát đó. Đó là nghệ sĩ, nhạc sĩ, và cả những người đứng sau khâu sản xuất âm thanh. Số tiền này được gọi là phí bản quyền.
Phí bản quyền nhạc Spotify gồm 2 loại:
- Tiền bản quyền thu âm: phần tiền dành cho những ai đã tạo ra bản thu âm của bài hát, thường là các ca sĩ, nhóm nhạc hoặc nhà sản xuất âm nhạc. Số tiền này sẽ được chuyển đến cho họ thông qua công ty quản lý hoặc hãng đĩa.
- Tiền bản quyền sáng tác: Đây là phần tiền dành cho những người đã sáng tác ra bài hát, bao gồm cả nhạc sĩ và người viết lời. Tiền này sẽ được chia cho các tổ chức bản quyền và sau đó được chuyển đến cho các nhạc sĩ. Dù nghe nhạc trên Spotify miễn phí hay trả phí, nhạc sĩ vẫn nhận được tiền bản quyền.
Có thể bạn quan tâm: Một lượt nghe trên Spotify bao nhiêu tiền? [Cập nhật 2024]
III. Nhận biết nhạc có bản quyền trên Spotify và mẹo cho nhà sáng tạo
Vi phạm bản quyền nhạc trên Spotify rất rắc rối, bất kể với nghệ sĩ, podcaster hay bất kì ai muốn chia sẻ tác phẩm của mình trên nền tảng này. Để tránh vấn đề pháp lý, sau đây là những điều bạn cần nhớ:
1. Nội dung gốc là số 1
Chỉ đăng nhạc hoặc podcast do chính bạn tạo ra. Nếu có người cùng sáng tạo, đảm bảo có sự đồng ý của tất cả mọi người.
2. Bản quyền khi sử dụng nhạc của người khác
- Luôn xin phép trước: Nếu muốn dùng nhạc của người khác, dù chỉ một đoạn nhỏ, cũng phải xin phép. Có hai loại giấy phép chính: giấy phép cơ học (dùng lại bài hát) và giấy phép đồng bộ hóa (dùng nhạc trong video hoặc podcast).
- Bài hát cover: bản gốc thuộc về người sáng tác, vì vậy bạn cần có giấy phép cơ học để đăng bài cover lên Spotify.
- Mẫu nhạc (sample): Dùng mẫu nhạc của người khác mà không xin phép là vi phạm bản quyền dù chỉ vài giây thôi cũng không được.
3. Bản quyền với nhạc nền Podcast
Cẩn thận với việc dùng nhạc có bản quyền trong podcast. Ngay cả đoạn ngắn cũng có thể gây rắc rối. Hãy dùng nhạc miễn bản quyền hoặc nhạc được cấp phép cụ thể cho podcast.
Tham khảo: Cách tạo podcast trên Spotify cho người mới bắt đầu
4. Nhạc thuộc sở hữu của công chúng
Ở hầu hết các quốc gia, bản quyền của một tác phẩm âm nhạc có thời hạn. Sau khi hết hạn, tác phẩm đó sẽ trở thành tài sản chung của cộng đồng. Có những tác phẩm âm nhạc dân gian truyền miệng từ đời này sang đời khác, không rõ tác giả là ai. Những tác phẩm này cũng thuộc phạm vi công cộng.
Tuy nhiên, có một số điểm cần lưu ý:
Bản thân bài hát được miễn bản quyền nhưng cách thức thể hiện bài hát (bản thu âm) có thể vẫn còn bản quyền. Điều này có nghĩa là bạn có thể sử dụng giai điệu, lời bài hát nhưng không được sử dụng chính xác bản thu âm đó.
Ví dụ, bài hát dân gian Trống Cơm không có bản quyền, nhưng bản thu âm mới của bài hát đó do nhóm nghệ sĩ nổi tiếng thể hiện thì vẫn còn bản quyền.
IV. Cách báo cáo vi phạm bản quyền nhạc trên Spotify
Nếu bạn phát hiện có ai đó đang sử dụng trái phép bài hát, nhạc hoặc nội dung sáng tạo của bạn trên Spotify, đừng ngần ngại báo cáo lên Spotify. Những thông tin cần chuẩn bị gồm có:
- Thông tin chi tiết về tác phẩm bị vi phạm: Bạn cần chỉ rõ bài hát, podcast hoặc bất kỳ nội dung nào mà bạn cho là vi phạm bản quyền của mình
- Vị trí của nội dung vi phạm trên Spotify: cung cấp đường dẫn (URL) chính xác để Spotify dễ dàng tìm thấy nội dung đó
- Thông tin liên hệ của bạn: Họ tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại và email để Spotify có thể liên hệ với bạn khi cần
- Bằng chứng: Bạn cần khẳng định rằng bạn là chủ sở hữu bản quyền hoặc người được ủy quyền và bạn tin rằng việc sử dụng nội dung đó là vi phạm pháp luật.
Cách thức báo cáo:
- Điền vào biểu mẫu trực tuyến báo cáo nội dung vi phạm tại: https://support.spotify.com/vn-vi/report-content/
- Gửi mail: Nếu không muốn sử dụng biểu mẫu trực tuyến, bạn có thể gửi email đến địa chỉ của bộ phận pháp lý của Spotify tại: [email protected]
Muốn âm nhạc của bạn được bảo vệ và tiếp cận hàng triệu người nghe? Kết nối với TUBRR ngay để trải nghiệm dịch vụ phân phối nhạc chuyên nghiệp, giúp bạn tối đa hóa doanh thu và bảo vệ bản quyền!
V. Một số câu hỏi thường gặp về bản quyền nhạc trên Spotify
1. Nhạc trên Spotify có miễn phí bản quyền không?
Không, hầu hết nhạc trên Spotify đều có bản quyền. Khi bạn nghe nhạc trên nền tảng này, bạn đang nghe những tác phẩm âm nhạc được bảo vệ bởi luật bản quyền. Nghệ sĩ, nhà sản xuất và các chủ sở hữu bản quyền khác nhận được tiền bản quyền từ việc phát trực tuyến nhạc của họ.
2. Tôi có thể đăng nhạc có bản quyền lên Spotify không?
Bạn không thể tự mình đăng nhạc có bản quyền lên Spotify nếu không có sự cho phép từ chủ sở hữu bản quyền hoặc không thông qua một nhà phân phối hợp pháp.
- Nếu bạn là nghệ sĩ đã ký hợp đồng với một hãng thu âm, hãng đó thường sẽ có trách nhiệm đưa nhạc của bạn lên Spotify thông qua một nhà phân phối.
- Nghệ sĩ độc lập không thể tự mình tải nhạc lên Spotify. Thay vào đó, hãy hợp tác với nhà phân phối âm nhạc uy tín. Đơn vị phân phối sẽ giúp bạn phát hành nhạc trên nền tảng Spotify và các dịch vụ phát trực tuyến khác, đồng thời đảm bảo rằng các quyền bản quyền được bảo vệ và thanh toán đúng cách
3. Tôi có nên đăng ký bản quyền cho nhạc của mình trước khi đăng lên Spotify không?
Việc đăng ký bản quyền cho nhạc của bạn là một cách tốt để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình. Mặc dù không bắt buộc phải đăng ký bản quyền trước khi đăng nhạc lên Spotify, nhưng việc làm này sẽ giúp bạn có bằng chứng pháp lý về quyền sở hữu trong trường hợp xảy ra tranh chấp.
4. Nhạc không bản quyền trên Spotify là gì?
Thực tế, rất ít nhạc trên Spotify không có bản quyền. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ:
- Nhạc thuộc phạm vi công cộng: Đây là những tác phẩm âm nhạc mà bản quyền đã hết hạn, ai cũng có thể sử dụng miễn phí
- Nhạc có giấy phép sử dụng: Một số nền tảng cung cấp nhạc có giấy phép sử dụng, cho phép bạn sử dụng nhạc của họ với một số điều kiện nhất định.
Tóm lại, hiểu rõ bản quyền nhạc trên Spotify là bước cực kì quan trọng cho nghệ sĩ, podcaster và những người làm nội dung. Hiểu rõ luật bản quyền, xin phép đúng cách và luôn cẩn thận là cách để tôn trọng quyền lợi của nghệ sĩ khác và bảo vệ chính mình!
TUBRR hỗ trợ các nhà sáng tạo Phân phối Âm nhạc
Để lan tỏa các sản phẩm âm nhạc của nghệ sĩ được vươn mình ra thế giới, TUBRR phân phối và phát hành trên tất cả các nền tảng kỹ thuật số. TUBRR có thể phát hiện các trường hợp vi phạm, đăng tải nhạc trái phép và kịp thời xử lý để bảo vệ bản quyền nội dung cũng như doanh thu cho các nghệ sĩ.
Là một trong hai MCN hoàn chỉnh đầu tiên tại Việt Nam, TUBRR cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ chuyên nghiệp chất lượng cao dành cho các nhà sáng tạo bao gồm:
- Quản lý nhà sáng tạo
- Hỗ trợ và phát triển kênh
- Sản xuất nội dung phái sinh
- Phân phối âm nhạc trên nền tảng số
- Đăng ký bản quyền nhân vật
- Booking KOL, KOC
- Cung cấp các Workshop đào tạo cao cấp chia sẻ kiến thức về hoạt động sản xuất và kinh doanh trên nền tảng YouTube
Liên hệ ngay với TUBRR tại:
NEWSLETTER
Đăng ký để không bỏ lỡ các bài viết hay và tin tức cập nhật mới mỗi tuần