9 góc quay phim cơ bản mà người mới bắt đầu nên biết

Góc quay phim là một trong những yếu tố tiên quyết ảnh hưởng chất lượng, phần nhìn của video. Giải thích đơn giản thì góc quay là góc nhìn từ máy quay tới chủ thể được quay sao cho chiều dài, chiều rộng và chiều sâu có thể cân xứng với chủ thể được quay. 

Các hình ảnh được thể hiện trong các góc quay đó cũng là những hình ảnh mà khán giả nhìn thấy trên màn ảnh nhỏ. Nếu lựa chọn được những góc quay đẹp, không chỉ tôn được nhân vật, bối cảnh, mà còn nâng tầm video, đem lại chất thơ, chất điện ảnh, góp phần truyền tải thông điệp câu chuyện qua từng khung hình. Dưới đây là những góc quay phim cơ bản mà người mới bắt đầu nên tìm hiểu.

Xem thêm:

I. Tại sao góc quay phim quan trọng?

 Góc quay phim là một trong những yếu tố kỹ thuật quan trọng trong quá trình quay phim quyết định tính tính hiệu quả của video đó. Góc quay phim được hiểu là góc nhìn từ máy quay với chiều dài, chiều rộng và chiều sâu cân xứng với vật hoặc hành động được quay. 

Điều này minh chứng cho việc góc quay sẽ quyết định những thứ sẽ xuất hiện trong cảnh quay đó. Hình ảnh được thể hiện trong góc quay cũng quyết định việc khán giả sẽ nhìn thấy những sự việc gì trước ví dụ: gần hay xa, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

Vì vậy việc lựa chọn góc quay phim phù hợp là yếu tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả truyền thông của một bộ phim. Khi chọn góc quay phù hợp, các nhà làm phim có thể sở hữu được những thước phim chất lượng, giúp cho quá trình hậu kỳ được diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn. 

II. Các góc quay phim phổ biến

2.1. Establishing Shot - Góc quay phim toàn cảnh giới thiệu không gian

Thường được chọn là cảnh quay mở màn, Establishing shot cho người xem một cái nhìn toàn cảnh về bối cảnh không gian, tone và mood của video.  

Establishing Shot - Góc quay phim toàn cảnh giới thiệu không gian
 

 2.2. High Angle Shot - Góc máy cao

Góc máy này sẽ đưa được toàn cảnh sự kiện, đem lại cái nhìn bao quát nhất. Áp dụng góc quay này sẽ giúp bạn tạo cảm giác mạnh mẽ về sự việc đang diễn ra trên video, đẩy cảm xúc của người xem lên đỉnh điểm, thu hút sự chú ý của khán giả.  

goc-quay-phim-2
High Angle Shot - Góc máy cao

2.3. Low Angle Shot - Góc máy thấp

Ngược lại với góc máy cao, Low Angle là góc máy thường dùng trong những cảnh cận hoặc cảnh nhóm. Chúng giúp khán giả tập trung vào một cảnh nhất định hay một nhân vật nào đó trong phim, ngoài ra, góc quay này còn có thể tạo sự kết nối đặt biệt giữa cảnh quay với khán giả đang xem.  

goc-quay-phim-3
Low Angle Shot - Góc máy thấp

2.4. Góc máy ngang

Góc máy ngang cũng diễn tả đầy đủ khung cảnh của thước phim như góc máy cao nhưng ít kịch tính hơn. Quay phim chuyên nghiệp thường sử dụng góc máy này để quay cận cảnh với mục đích chính là tạo tình huống và chuẩn bị đưa khán giả đến một cảnh tiếp nối có liên quan tới cảnh trước.  

Góc máy ngang

2.5. Dutch Angle Shot - Góc quay chéo

Tạo cho khán giả cảm giác chơi với, mất phương hướng khi xem. Góc quay phim này thường được sử dụng để tạo ra sự căng thẳng, xáo trộn hoặc tạo nên một tình huống đặc biệt trong những cảnh quay.

Dutch Angle Shot - Góc quay chéo
 

2.6. Close-Up - Quay cận

Góc quay cận là góc máy giúp diễn viên khoe đc kỹ năng diễn xuất tốt nhất, vì không còn điều gì khác trong khung hình khiến người xem phân tâm, máy quay lúc này chỉ tập trung vào từng biểu cảm trên khuôn mặt họ.

Close-Up - Quay cận
 

2.7. Knee-level Shot - Góc máy ngang đầu gối

Đây cũng là một góc quay thấp, đặt góc nhìn tập trung ở vùng đầu gối của nhân vật. Góc này sẽ phù hợp nếu đạo diễn không muốn lộ mặt nhân vật ngay mà chỉ muốn người xem tìm hiểu về nhân vật cũng như không gian xung quanh của họ.  

Knee-level Shot - Góc máy ngang đầu gối
 

2.8. Góc quay phim ngang vai

Đây là góc máy có thể quay một lúc nhiều nhân vật khi cần sự thân mật giữa các nhân vật. Ví dụ khi họ trò chuyện, hay cùng nhau ăn cơm,.. thì góc ngang vai sẽ giúp người xem hiểu hơn về mối quan hệ, tình cảm của các nhân vật trong phim.

Góc quay phim ngang vai

2.9. Static Shot - Cảnh tĩnh

Cảnh tĩnh là khi camera được đặt cố định trong khi thế giới trong khung hình vẫn chuyển động. Góc quay phim này tạo cảm giác như người xem đang được ngắm thế giới của nhân vật thông qua một khung cửa sổ.

Static Shot - Cảnh tĩnh
Static Shot - Cảnh tĩnh

III. Cách để tìm ra góc quay đẹp nhất khi làm YouTube

Để  tìm ra góc máy quay đẹp nhất cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đầu tiên, phải kể đến việc lựa chọn loại ống kính phù hợp. Lựa chọn loại ống kính phù hợp sẽ giúp cho góc quay của bạn đạt được hiệu quả tối đa về chất lượng hình ảnh cho ra. 

Ống kính được cho là phù hợp nhất sẽ nằm trong phạm vi từ 16mm - 35mm và cân nhắc đến khẩu độ của máy ảnh để góc máy được tối ưu nhất. Ngoài ra cần phải chú trọng đến các quy tắc khác để đạt chất lượng tốt nhất về mặt hình ảnh. Xem thêm video dưới đây để hiểu rõ hơn về các quy tắc này.

Video: “How to find the BEST camera angles for YouTube Videos”

Ngoài những góc quay phim ở trên, bạn còn biết góc quay nào đẹp phù hợp khi làm YouTube hãy chia sẻ cùng TUBRR ngay nhé!

 


TUBRR hỗ trợ các nhà sáng tạo lan tỏa giá trị      

Với cương vị đối tác chiến lược nằm trong hệ sinh thái WOA Media, TUBRR trải qua 10 năm kinh nghiệm kết nối và hợp tác bền vững cùng các nhà sáng tạo nội dung trên YouTube. Sở hữu mạng lưới rộng lớn và nằm trong hệ sinh thái đa dạng, TUBRR tự tin mang đến các giải pháp toàn diện cho các nhà sáng tạo.

blog-04-8-3
Là một trong hai MCN hoàn chỉnh đầu tiên tại Việt Nam, TUBRR cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ chuyên nghiệp chất lượng cao dành cho các nhà sáng tạo bao gồm:            

Liên hệ ngay với TUBRR tại: