Khám phá thế giới Thuật Ngữ YouTube: Từ A đến Z cho người mới!

Chào mừng đến với hành trình khám phá mênh mông của YouTube! Trong bài viết này, TUBRR sẽ đưa bạn vào thế giới đầy thú vị của những thuật ngữ đáng chú ý trên nền tảng chia sẻ video hàng đầu này. Dù là “Subscribers” hay “Monetization”, đều sẽ được giải thích một cách chi tiết, dễ hiểu.  

Không chỉ dành cho người mới bắt đầu, bài viết cũng sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho những ai muốn nâng cao hiểu biết về YouTube, từ cách tối ưu hoá nội dung cho đến cách tạo cơ hội kiếm tiền từ video của mình. Hãy cùng bắt đầu hành trình này và khám phá thêm về những thuật ngữ quan trọng mà mọi người thường nhắc đến khi nghĩ đến YouTube!  

Khám phá thế giới Thuật Ngữ YouTube: Từ A đến Z cho người mới!
Khám phá thế giới Thuật Ngữ YouTube: Từ A đến Z cho người mới!

1. Nguyên tắc cộng đồng  

Khi sử dụng YouTube, bạn đồng thời gia nhập một cộng đồng quy tụ những người đến từ khắp nơi trên thế giới. Nguyên tắc cộng đồng của Youtube được thiết kế để đảm bảo rằng cộng đồng trên YouTube sẽ luôn được bảo vệ. Các chính sách này quy định những điều được phép và không được phép trên YouTube, đồng thời áp dụng cho mọi loại nội dung trên nền tảng YouTube, bao gồm cả video, bình luận, đường liên kết và hình thu nhỏ.  

Nguyên tắc cộng đồng là thuật ngữ YouTube để chỉ những nguyên tắc về nội dung, hình ảnh xuất hiện trong video nhằm đảm bảo môi trường an toàn, lành mạnh và thoải mái cho người xem, giảm thiểu tối đa rủi ro bị lừa đảo, bắt nạt, quấy rầy hay gặp phải những hình ảnh phản cảm.  

Xem thêm: Nguyên tắc cộng đồng của YouTube là gì? Mẹo để tránh vi phạm nguyên tắc cộng đồng

2. Chính sách bản quyền  

Nhà sáng tạo trên Youtube chỉ được đăng tải những video mà mình sản xuất hoặc có quyền sử dụng. Điều đó có nghĩa là họ không được phép đăng tải video mà họ không sản xuất hoặc sử dụng trái phép nội dung có bản quyền của người khác trong video của mình, chẳng hạn như các bản nhạc, trích đoạn từ chương trình có bản quyền hoặc video do người dùng khác sản xuất, khi chưa có sự cho phép cần thiết.  

3. Chính sách kiếm tiền  

Đây chắc hẳn là thuật ngữ YouTube mà những ai muốn kiếm tiền từ Youtube đều không thể bỏ qua. Kênh bất kỳ muốn bật kiếm tiền thì phải tuân thủ Chính sách kiếm tiền: Chính sách này yêu cầu kênh của bạn phải đảm bảo Nguyên tắc cộng đồng, Điều khoản dịch vụ, Chính sách bản quyền, Chính sách Google Adsense và Nguyên tắc thân thiện với nhà quảng cáo.  

4. Nguyên tắc thân thiện với nhà quảng cáo  

Nguyên tắc chỉ ra những tiêu chí về nội dung để phù hợp với việc bật quảng cáo. Về cơ bản thì nếu video của bạn không vi phạm Nguyên tắc cộng đồng thì cũng sẽ đảm bảo được nguyên tắc này.  

5. YPP (Youtube Partner Program)  

Chương trình đối tác của Youtube cho phép Creator tiếp cận nhiều tài nguyên và sử dụng các tính năng kiếm tiền trên Youtube. Khi bạn được tham gia chương trình này tức là kênh của bạn đủ điều kiện để bật kiếm tiền.  

6. Google Adsense  

Là dịch vụ quảng cáo trực tuyến của Google. Dịch vụ này cho phép Content Creator có kênh hoạt động tốt đặt quảng cáo trên kênh để thu về lợi nhuận. Khi tiền đạt mốc 10$ trong tài khoản bạn sẽ phải xác nhận địa chỉ, khi đủ 100$ Google sẽ gửi tiền cho bạn.  

Xem thêm: Google Adsense là gì? Cách đăng ký Google Adsense cho người mới

7. Content ID  

Đây là một hệ thống phát hiện bản quyền tự động, nếu bạn dùng một video trong đó chứa hình ảnh, âm thanh, đoạn phim có bản quyền, hệ thống sẽ quét tự động khi bạn tải video lên và thông báo vi phạm bản quyền đến bạn. Bên sở hữu bản quyền sẽ quyết định xử phạt bạn theo cách của họ.  

Xem thêm: Content ID là gì? Bật mí cách sử dụng hiệu quả từ MCN

8. “Gậy"  

Đây thực chất là một từ tiếng lóng dành cho những Creator trên Youtube. Thuật ngữ này ám chỉ việc video hoặc kênh của họ bị Youtube cảnh cáo về nội dung không phù hợp.  

Xem thêm: Những nội dung dễ bị đánh gậy YouTube

9. Giấy phép Creative Commons  

Cách thức tiêu chuẩn để người sáng tạo nội dung gốc cấp phép sử dụng content của họ cho người dùng khác.  

untitled-2.jpg10. MCN  

MCN là viết tắt của cụm từ Multi-channel Network, hay còn gọi là Mạng đa kênh - là một bên thứ ba đóng vai trò cầu nối giữa YouTube và các nhà sáng tạo nội dung, một mặt họ giúp YouTube dễ dàng hơn trong việc quản lý các Creator trên nền tảng, mặt khác, MCN cũng là đơn vị cung cấp những dịch vụ hỗ trợ các Content Creator trong quá trình xây dựng và phát triển kênh như: Quản trị kênh, tư vấn chiến lược nội dung, xử lý các vấn đề phát sinh,... Như vậy, có MCN làm hậu phương, Creator có thể thoải mái tập trung vào việc sáng tạo nội dung, mọi việc còn lại đã có MCN lo hết!  

Xem thêm: Mạng đa kênh là gì? Có nên tham gia MCN không?

Một số thuật ngữ YouTube khác:  

  • Ăn đề xuất: Video ăn đề xuất sẽ xuất hiện bên cạnh video đang xem, hoặc tự động phát khi hết video đang xem  
  • Buôn tivi: Đây là từ lóng để chỉ việc kênh của bạn bị Google tạm ngưng  
  • Tit: Tiêu đề của video, được viết tắt bởi chữ Title  
  • Traffic: Đây là chỉ số thể hiện lượng khách hàng truy cập vào video của bạn  
  • View: Số lượt xem video của bạn  
  • Sub: Thường được hiểu là số người đăng ký theo dõi kênh  
  • Tag: Là phần thẻ được thêm vào video, tag thường là những từ khóa liên quan đến chủ đề của video, nếu đặt quá nhiều tag, hoặc tag không liên quan sẽ dễ bị liệt vào spam, khả năng video bị “nguyên tắc cộng đồng” và chết kênh rất cao  
  • Thumb – Thumbnail: Hình ảnh thu nhỏ của video. Thumb càng hấp dẫn càng tăng tỷ lệ bấm vào xem  
  • Cắm cờ: Hành động báo cáo video do vi phạm nguyên tắc cộng đồng, vi phạm bản quyền  
  • CPC (Cost per click): Số tiền trên một Click quảng cáo  
  • CPM (Cost per 1000 impressions): Số tiền hiển thị quảng cáo 1000 lượt  
  • Cheat: là một hình thức gian lận bằng cách tự Click vào quảng cáo của mình  
  • Chấm than: Video hiện một dấu chấm than ở nút bật kiếm tiền, với những video này bạn không thể kiếm tiền được, trừ khi bạn chỉnh sửa video hoặc tham gia vào Network  
  • Die GÀ: Chết tài khoản Google Adsense liên kết với kênh  
  • Dis kiếm tiền: Disable hay còn gọi là bị tắt chức năng kiếm tiền  
  • Encode: Tạm hiểu là convert video chuyển thành định dạng khác, chất lượng và dung lượng có sự thay đổi  
  • FPS (Frame per second): số khung hình trên một giây, khi convert video nên để từ 25fps trở lên video xem sẽ không bị giật  
  • YouTube: Nền tảng chia sẻ video trực tuyến hàng đầu thế giới.  
  • Kênh YouTube: Trang cá nhân hoặc doanh nghiệp tạo và quản lý nội dung trên YouTube.  
  • Video Clip: Đoạn video ngắn được tải lên YouTube.  
  • Subscribers (Người đăng ký): Người theo dõi kênh của bạn để nhận thông báo về video mới.  
  • Views (Lượt xem): Số lần video được xem.  
  • Likes (Lượt thích): Số lượng người đã thích video.  
  • Dislikes (Lượt không thích): Số lượng người không thích video.  
  • Comments (Bình luận): Phản hồi từ người xem dưới video.  
  • Share (Chia sẻ): Hành động chia sẻ video với người khác.  
  • Playlist: Danh sách phát, cho phép người dùng tổ chức video thành các nhóm.  
  • Monetization (Kiếm tiền từ video): Quá trình cho phép bạn kiếm tiền từ video thông qua quảng cáo hoặc các phương thức khác.  
  • Adsense: Dịch vụ quảng cáo của Google, sử dụng để kiếm tiền từ video YouTube.  
  • Super Chat: Tính năng cho phép người xem trả tiền để bình luận được tô đậm hoặc nổi bật trong cuộc trò chuyện trực tiếp.  
  • Livestream (Phát trực tiếp): Trình bày video trực tiếp trên YouTube.  
  • Subscriber Count (Số lượng người đăng ký): Tổng số người theo dõi kênh của bạn.  
  • YouTube Partner Program (Chương trình đối tác YouTube): Chương trình cho phép những kênh đủ điều kiện kiếm tiền từ video.  
  • Community Guidelines (Hướng dẫn cộng đồng): Quy tắc mà người dùng phải tuân thủ khi tạo nội dung trên YouTube.  
  • Copyright Claim (Yêu cầu bản quyền): Khi người khác tuyên bố rằng bạn vi phạm bản quyền trong video của họ.  
  • Fair Use (Sử dụng hợp lý): Nguyên tắc sử dụng một phần nội dung có bản quyền mà không vi phạm luật bản quyền.  
  • YouTube Analytics: Công cụ phân tích dữ liệu để theo dõi hiệu suất kênh và video của bạn.  

Trên đây là những thuật ngữ YouTube quan trọng mà newbie cần biết khi muốn tham gia vào “thị trường” Youtube. Để có thể kiếm tiền từ nền tảng mạng xã hội video này, đừng quên cập nhật những kiến thức này nhé!  


 

TUBRR hỗ trợ các nhà sáng tạo lan tỏa giá trị  

Là thương hiệu MCN uy tín với 10 năm phát triển tại thị trường Cộng hoà Séc, trở thành đối tác doanh nghiệp được YouTube tín nhiệm, TUBRR - mạng lưới đa kênh, đối tác chiến lược WOA Media, tự tin là MCN hiểu rõ YouTube nhất Việt Nam.   

Tự hào là một trong hai MCN hoàn chỉnh đầu tiên tại Việt Nam, TUBRR bảo đảm cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ chuyên nghiệp chất lượng cao dành cho các nhà sáng tạo bao gồm:  

  • Quản lý nhà sáng tạo  
  • Hỗ trợ và phát triển kênh   
  • Cung cấp kho nhạc miễn phí và kho nội dung sáng tạo đa dạng   
  • Nhượng quyền nhân vật   
  • Cung cấp các Workshop đào tạo cao cấp chia sẻ kiến thức về hoạt động sản xuất và kinh doanh trên nền tảng YouTube.  

Đăng ký để trở thành Creator đồng hành cùng TUBRR 👉    Tại đây     

Liên hệ ngay với TUBRR tại: