Gậy YouTube Là Gì? Những nội dung dễ bị đánh gậy YouTube

Chắc hẳn với những nhà sáng tạo nội dung, “gậy YouTube” là thuật ngữ không còn xa lạ. Vậy bạn đã biết các nội dung nào hay bị đánh gậy bởi YouTube chưa? Làm thế nào để gỡ nội dung dính gậy YouTube? Hãy tìm hiểu cùng TUBRR trong bài viết này nhé!

Xem thêm bài viết liên quan:

Những nội dung dễ bị YouTube đánh gậy
Những nội dung dễ bị YouTube đánh gậy

I. “Gậy” YouTube có nghĩa là gì?  

“Ăn gậy” là một cụm tiếng lóng của những nhà tạo nội dung trên YouTube, chỉ việc bị nền tảng cảnh cáo những nội dung đăng tải không phù hợp. Điều gì sẽ xảy ra khi kênh YouTube của bạn bị đánh 3 gậy bản quyền?   

  • Tài khoản của người dùng không thể tạo kênh mới.  
  • Tất cả các video đã tải lên kênh đó sẽ bị “bốc hơi” và tiền kiếm được trước đó từ các video sẽ không còn.  
  • Không chỉ có tài khoản của YouTuber bị đánh 3 gậy bản quyền mà còn tất cả các kênh có liên kết với tài khoản này cũng sẽ bị chấm dứt hoạt động.  
“Gậy YouTube” có nghĩa là gì?
“Gậy YouTube” có nghĩa là gì?

II. Các nội dung hay bị đánh gậy bởi YouTube  

Có 2 loại “gậy YouTube” cảnh cáo, đó là Community Guideline ( Nguyên tắc cộng đồng ) và Copyright (Vi phạm bản quyền).  

1. “Gậy” Vi phạm bản quyền

a. Đánh gậy bản quyền là gì?

“Đánh gậy bản quyền” là thuật ngữ dùng để chỉ hành động thông báo vi phạm bản quyền trên không gian mạng, ở đây là YouTube, dẫn đến việc gỡ bỏ nội dung vi phạm. Đây là một phần của quy trình bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, giúp các chủ sở hữu quyền tác giả có thể yêu cầu gỡ bỏ nội dung được cho là xâm phạm bản quyền của họ.

b. Như thế nào là bị dính gậy bản quyền YouTube? 

Khi một video bị dính gậy bản quyền YouTube, nó sẽ bị gỡ xuống khỏi YouTube ngay lập tức. Vì chủ sở hữu bản quyền đã gửi lên YouTube yêu cầu về việc gỡ bỏ video của bạn do video đó sử dụng nội dung được bảo vệ bản quyền YouTube của họ. 

Để tránh bị dính gậy bản quyền YouTube, bạn phải tiến hành xin bản quyền của chủ sở hữu kênh YouTube đó. Sau khi nhận được sự đồng ý của chủ sở hữu, bạn sẽ có quyền sử dụng các video đó trong phạm vi cho phép.  

Gậy vi phạm bản quyền
Gậy vi phạm bản quyền

c. Để không bị dính gậy bản quyền YouTube, bạn nên làm gì?  

Đối với những bạn sáng tạo nội dung trên YouTube, Content ID rất quen thuộc và dùng để đánh dấu bản quyền. Đây là hệ thống kỹ thuật được dùng để xác định tính hợp pháp của nội dung mà user đăng tải trên YouTube. 

Content ID sử dụng công nghệ để có thể xác nhận được hình ảnh, âm thanh và so sánh những nội dung mà chủ sở hữu đăng ký bản quyền YouTube với nội dung được đăng tải lên YouTube. Nếu trùng khớp với các video được đăng ký bản quyền thì video đó sẽ bị đánh gậy bản quyền.   

 Khi bất kỳ một video nào được đăng tải lên YouTube, video sẽ được quét đối chiếu với cơ sở dữ liệu mà chủ sở hữu nội dung đã gửi cho hệ thống trước đó. Người dùng sẽ phải xác nhận quyền sở hữu của mình với video vừa đăng tải lên qua Content ID nếu video đó có chứa nội dung được bảo vệ bản quyền trên YouTube.  

Khi video tải lên trùng khớp với một video khác trong hệ thống Content ID của YouTube thì các thông báo sẽ được tạo tự động. Nếu phát hiện video trùng khớp, tác giả/chủ sở hữu có thể lựa chọn thiết lập Content ID để chặn các video upload lên trùng khớp với tác phẩm mà họ có quyền sở hữu. Trong trường hợp này, doanh thu kiếm được từ video sẽ thuộc về tác giả bản quyền của nội dung đã được xác nhận quyền sở hữu trước đó.  

Đọc thêm:  Content ID là gì? Bật mí cách sử dụng hiệu quả từ MCN   

2. “Gậy” Nguyên tắc cộng đồng

Đối với gây vi phạm nguyên tắc cộng đồng, sẽ có 4 nhóm ND chính:  

  • Spam và hành vi lừa đảo: Tương tác giả; Mạo danh; Liên kết trong nội dung; Spam, hành vi lừa đảo & lừa đảo.
Spam và hành vi lừa đảo
Spam và hành vi lừa đảo
  • Nội dung mang tính nhạy cảm: Gây hại cho trẻ; Custom thumbnails; Hình ảnh khỏa thân hoặc đồi bại cao; Tự tử và tự gây thương tích.  
Nội dung mang tính nhạy cảm
Nội dung mang tính nhạy cảm
  • Nội dung bạo lực hoặc nguy hiểm: Quấy rối và bắt nạt trên mạng; Nội dung có hại hoặc nguy hiểm; Lời nói căm thù; Các tổ chức tội phạm bạo lực; Nội dung bạo lực hoặc phản cảm; Chính sách thông tin sai COVID-19.  
Nội dung bạo lực hoặc nguy hiểm
Nội dung bạo lực hoặc nguy hiểm
  • Hàng hóa nhạy cảm: Nội dung có súng cầm tay; Bán hàng hóa bất hợp pháp.  
Nội dung có súng cầm tay
Nội dung có súng cầm tay

III. Cách gỡ nội dung dính gậy YouTube?  

YouTube từ trước đến nay luôn được biết đến là một trang mạng xã hội với những quy định chặt chẽ về mặt bản quyền cũng như nội dung. Khi một video dính gậy YouTube, nó sẽ bị gỡ xuống ngay lập tức sau khi YouTube nhận được cáo buộc và xác nhận rằng video đó đã vi phạm quy định của YouTube. Ngay tại thời điểm đó, chủ sở hữu video sẽ nhận được email thông báo rằng video nào đã bị gỡ bỏ khỏi YouTube.    

Ngoài ra, các YouTuber có thể kiểm tra xem video của mình có bị đánh dấu bản quyền không bằng cách đăng nhập vào YouTube Studio, đối với các video có ký hiệu © cạnh bên thì xác định video đó bị đánh dấu bản quyền. Trong trường hợp bạn không thể tự kháng cáo để “gỡ gậy”, bạn có thể liên hệ với các network uy tín như TUBRR để được hỗ trợ kịp thời.   

Cách gỡ nội dung dính gậy YouTube
Cách gỡ nội dung dính gậy YouTube

III. Giải đáp các thắc mắc liên quan đến “gậy” YouTube

1. Đánh bản quyền là gì?

Đánh bản quyền (Copyright Strike) trên YouTube là hình thức thông báo từ chủ sở hữu bản quyền khi họ phát hiện một video sử dụng nội dung của họ mà không có sự cho phép. Đây là hành động mà YouTube thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu bản quyền để bảo vệ quyền lợi hợp pháp liên quan đến nội dung như âm nhạc, video, hình ảnh, hoặc các tài liệu sáng tạo khác.

Khi một video vi phạm bản quyền, chủ sở hữu bản quyền có thể yêu cầu YouTube thực hiện các biện pháp như:

  1. Xóa video: Video vi phạm sẽ bị gỡ khỏi nền tảng.
  2. Cảnh cáo bản quyền (Copyright Strike): Kênh của bạn sẽ nhận một gậy cảnh cáo. Nếu nhận đủ 3 cảnh cáo bản quyền trong vòng 90 ngày, kênh có thể bị xóa vĩnh viễn.
  3. Kiếm tiền từ video: Chủ sở hữu bản quyền có thể yêu cầu YouTube cho phép họ kiếm tiền từ video đó, thay vì xóa nó.

2. Kiểm tra gậy YouTube bằng cách nào?

Để kiểm tra xem video của bạn trên YouTube có bị dính gậy bản quyền hay không, bạn có thể thực hiện các bước sau:  

1. Đăng nhập vào YouTube: Truy cập vào tài khoản YouTube của bạn.  

2. Vào YouTube Studio: Chọn phần YouTube Studio (trước đây gọi là Creator Studio) từ menu bên trái.  

3. Kiểm tra  Video: Trong danh sách video của bạn, tìm kiếm các video có biểu tượng bản quyền (ký hiệu ©) bên cạnh. Những video này có thể đã bị đánh dấu vì vi phạm bản quyền.  

4. Nhận thông báo qua email: Nếu video của bạn bị gỡ bỏ do vi phạm bản quyền, YouTube sẽ gửi thông báo qua email cho bạn về việc này.  

5. Sử dụng công cụ Content ID: YouTube có công cụ Content ID giúp kiểm tra nội dung video của bạn có vi phạm bản quyền hay không. Bạn có thể xem các thông báo liên quan đến việc sử dụng nội dung có bản quyền trong phần Quản lý video.  

3. Những từ nào bị cấm trên YouTube?

Chính sách liên quan đến ngôn từ thô tục của YouTube quy định rằng, nội dung phản cảm vi phạm chính sách này có thể dẫn đến việc giới hạn độ tuổi, gỡ bỏ nội dung hoặc cảnh cáo.  Cụ thể:  

  1. Ngôn từ thô tục: Việc sử dụng ngôn từ tục tĩu hoặc khiêu dâm trong video, tiêu đề, hình thu nhỏ hoặc siêu dữ liệu có thể dẫn đến việc giới hạn độ tuổi hoặc gỡ bỏ nội dung  
  2. Nội dung gây hiểu lầm: Các tiêu đề, thẻ tag, và mô tả không chính xác hoặc gây hiểu lầm về nội dung video cũng bị cấm. Điều này bao gồm việc sử dụng hình ảnh thu nhỏ không liên quan đến nội dung thực tế  
  3. Nội dung khiêu dâm và tình dục: Các video có nội dung khiêu dâm hoặc khoả thân không phù hợp đều bị cấm.  
  4. Nội dung bạo lực: Video chứa hình ảnh bạo lực, hành vi tự tử, hay tự hủy hoại bản thân cũng bị cấm.  
  5. Spam và lừa đảo: Nội dung có tính chất spam, lừa đảo hoặc cố tình gây rối cho người dùng khác sẽ không được phép.  
  6. Thông tin sai lệch: Nội dung phát tán thông tin sai lệch, đặc biệt liên quan đến sức khỏe và vắc xin, cũng bị cấm.  
  7. Nội dung kích động thù hận: Các video chứa nội dung kích động thù hận hoặc phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, tôn giáo, giới tính, hoặc xu hướng tình dục cũng không được phép.  

4. Khi nào thì tài khoản YouTube bị chấm dứt?

Bạn sẽ bị chấm dứt tài khoản YouTube vì những nguyên nhân như: vi phạm Nguyên tắc cộng đồng, nội dung spam hoặc lừa đảo, sử dụng kênh phụ để tránh né quyết định.  

Khi tài khoản bị chấm dứt, bạn sẽ nhận được email thông báo từ YouTube, trong đó giải thích lý do chấm dứt và các bước cần thực hiện nếu bạn muốn kháng cáo quyết định này.  

Khi tài khoản bị chấm dứt, mọi video trên kênh đó sẽ bị xóa, và nếu bạn là một phần của Chương trình Đối tác YouTube, bạn sẽ mất quyền kiếm doanh thu từ kênh.


TUBRR hỗ trợ các nhà sáng tạo Quản trị kênh  

Là MCN chính thức và uy tín của YouTube với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động cùng các Nhà sáng tạo toàn cầu, hơn ai hết, TUBRR thấu hiểu việc Quản trị kênh đóng vai trò quan trọng như thế nào trên hành trình lan tỏa giá trị sáng tạo của các YouTuber.  
hợp tác (1)
 

Là một trong hai MCN hoàn chỉnh đầu tiên tại Việt Nam, TUBRR cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ chuyên nghiệp chất lượng cao dành cho các nhà sáng tạo bao gồm:            

Liên hệ ngay với TUBRR tại: