Bản Quyền YouTube Là Gì? 7 Sai Lầm Thường Gặp Về Bản Quyền YouTube

Bản quyền YouTube luôn là vấn đề các nhà sáng tạo nội dung quan tâm. Trên thực tế, không ít YouTuber gặp khó khăn khi phát triển kênh vì luôn gặp rắc rối về vấn đề này. Liệu bạn có đang hiểu sai về bản quyền trên YouTube không? Cùng TUBRR tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! 

I. Bản quyền YouTube là gì?

Nói một cách đơn giản, khi bạn sáng tạo nên một sản phẩm “chính chủ”, được định hình trong một phương tiện hữu hình, thì lúc này bạn được coi là chủ sở hữu bản quyền đối với tác phẩm đó. Bạn được độc quyền sử dụng tác phẩm bạn tạo ra, và trong hầu hết các trường hợp, chỉ bạn mới có thể cho phép người khác sử dụng tác phẩm đó.  

Xem thêm:  Những nội dung dễ bị đánh gậy bản quyền YouTube  

Bản quyền YouTube
Bản quyền YouTube là gì?

II. Youtube bảo vệ bản quyền video bằng cách nào?  

YouTube đã đầu tư hàng trăm triệu đô la để phát triển và vận hành ba công cụ chính tạo nên bộ quản lý bản quyền YouTube  bao gồm:      biểu mẫu web công cụ khớp bản quyền Content ID . Tất cả các công cụ này đều sử dụng công nghệ để ngăn chặn việc tải lại nội dung trùng khớp.  

Mỗi công cụ có đối tượng sử dụng, điều kiện đủ, nguồn lực và mức độ tự động hóa khác nhau, phù hợp với nhu cầu và quy mô của các chủ sở hữu bản quyền. Webform là công cụ cơ bản nhất, trong khi Content ID là công cụ tự động hóa cao cấp nhất dành cho những chủ sở hữu bản quyền lớn. Cụ thể:  

Tiêu chí  

Webform  

Copyright Match Tool  

Content ID  

Đối tượng sử dụng  

Kênh YouTube và các chủ sở hữu bản quyền khác có nội dung bản quyền hiếm khi bị đăng lại  

Kênh YouTube và các chủ sở hữu bản quyền khác có nội dung bản quyền thỉnh thoảng mới bị reup  

Các hãng phim, hãng thu âm, các tổ chức quản lý tập thể và những người khác có nội dung bản quyền bị reup nhiều  

Điều kiện đủ  

Tất cả mọi người  

Thành viên của Chương trình Đối tác YouTube hoặc các chủ sở hữu bản quyền đã gửi yêu cầu gỡ bỏ hợp lệ  

Các chủ sở hữu bản quyền đã chứng minh được nhu cầu sử dụng công cụ tự động hóa, hiểu biết về bản quyền và có nguồn lực để quản lý hệ thống khớp nối tự động phức tạp  

Nguồn lực  

Tự quản lý  

Tự quản lý  

Đội ngũ chuyên trách với kiến thức chuyên sâu  

Quyền truy cập  

Tất cả mọi người  

Hơn 3 triệu kênh  

Hơn 7,7K đối tác  

Chặn video tái đăng  

 

 

 

Mức độ tự động hóa  

Trung bình: hiển thị các video bị gỡ bỏ  

Cao: hiển thị các video bị gỡ bỏ cho tất cả người dùng và hiển thị các video trên kênh riêng cho một số người dùng như những người trong Chương trình Đối tác YouTube  

Rất cao  

Nguy cơ lạm dụng  

Cao  

Thấp  

Thấp  

Là MCN chính thức của YouTube với hơn 10 năm hoạt động trên thị trường, TUBRR cung cấp dịch vụ bảo vệ bản quyền bằng Content ID chuyên nghiệp, giúp các nhà sáng tạo yên tâm tập trung vào sản xuất nội dung chất lượng. Với đội ngũ chuyên gia quản trị kênh hàng đầu và làm việc trực tiếp với YouTube, chúng tôi cam kết bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của bạn một cách toàn diện và hiệu quả. Liên hệ TUBRR để được tư vấn hoàn toàn miễn phí!  

III. Trường hợp nào được coi là vi phạm bản quyền YouTube?  

Các trường hợp được coi là vi phạm bản quyền trên YouTube bao gồm:  

  1. Sử dụng nội dung có bản quyền mà không có sự cho phép:  Nếu bạn sử dụng video, âm nhạc, hình ảnh hoặc bất kỳ nội dung nào được bảo vệ bản quyền mà không có sự cho phép của chủ sở hữu, bạn sẽ vi phạm bản quyền YouTube.  
  2. Đăng tải tác phẩm gốc của người khác: Nếu bạn tải lên một video mà không phải là tác giả hoặc không có quyền sử dụng, điều này sẽ bị coi là vi phạm.  
  3. Sao chép nội dung mà không có sự cho phép: Việc sao chép hoặc tái sử dụng nội dung đã được đăng tải trên YouTube mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu bản quyền cũng là một hình thức vi phạm.  
  4. Không tuân thủ các điều khoản của YouTube: Nếu bạn nhận được cảnh cáo vi phạm bản quyền, điều này có thể dẫn đến việc tài khoản của bạn bị chấm dứt nếu có nhiều cảnh cáo.  
  5. Vi phạm các điều khoản sử dụng hợp lý: Mặc dù có một số trường hợp được coi là "sử dụng hợp lý", nhưng bạn vẫn cần phải cẩn thận và có thể bị yêu cầu chứng minh rằng việc sử dụng của bạn là hợp pháp.  

Nếu bạn phát hiện nội dung của mình bị sử dụng mà không có sự cho phép, bạn có thể gửi yêu cầu gỡ bỏ thông qua biểu mẫu vi phạm bản quyền của YouTube.  

IV. Những tác phẩm nào được bảo vệ bản quyền?

Cụ thể, 6 loại tác phẩm dưới đây sẽ được bảo vệ bản quyền:

1. Tác phẩm nghe nhìn (Chương trình truyền hình, phim và video trực tuyến)

  • Bản thu và tác phẩm âm nhạc
  • Tác phẩm viết (Bài báo, sách, bài giảng,...)
  • Tác phẩm hình ảnh (tranh, ảnh, quảng cáo,...)
  • Trò chơi điện tử, phần mềm máy tính
  • Tác phẩm kịch 

Vậy một ý tưởng mới có được bảo vệ bản quyền không? Câu trả lời là KHÔNG. Các ý tưởng, dữ kiện và quy trình không nằm trong danh sách tác phẩm được bảo vệ bản quyền vì theo luật, để đủ điều kiện được bảo hộ bản quyền, một tác phẩm phải có tính sáng tạo và phải được định hình trong một phương tiện hữu hình. Tên và tiêu đề cũng không được bảo hộ bản quyền. 

Xem thêm:  Tác quyền là gì? Phân biệt tác quyền và bản quyền  

2. Sự khác biệt giữa bản quyền và quyền riêng tư

Việc bạn xuất hiện trong video, hình ảnh hoặc bản thu không có nghĩa là bạn sở hữu bản quyền đối với tác phẩm đó. 

Ví dụ: Nếu một người quay phim cuộc trò chuyện giữa người đó và bạn thì người họ sẽ sở hữu bản quyền đối với bản ghi video đó. Những lời mà hai người nói với nhau được bảo hộ bản quyền chung với video đó chứ không được tách riêng, trừ khi đoạn hội thoại đó được định hình từ trước (Qua một file kịch bản chẳng hạn).

Nếu người thân, bạn bè hoặc người khác đăng tải một video, hình ảnh hoặc bản ghi âm/ghi hình về bạn mà chưa được sự cho phép của bạn, và bạn cho rằng hành động này vi phạm quyền riêng tư hoặc sự an toàn của mình, thì bạn hoàn toàn có thể gửi đơn khiếu nại về quyền riêng tư .  

3. Những lầm tưởng về bản quyền YouTube

Những lầm tưởng về bản quyền YouTube
Những lầm tưởng về bản quyền YouTube

Lầm tưởng #1: Khi đã ghi credit tác giả cho chủ sở hữu bản quyền thì nghĩa là bạn có thể sử dụng nội dung của họ

Việc làm trên không nghiễm nhiên cho phép bạn có quyền sử dụng tác phẩm có bản quyền của chủ sở hữu đó trừ phi chủ sở hữu cho phép việc sử dụng nội dung đó trên YouTube. Trước khi tải video lên, bạn cần đảm bảo rằng bạn đã có được mọi quyền cần thiết đối với mọi thành phần được bảo hộ bản quyền trong video của mình.

Lầm tưởng #2: Bạn có thể sử dụng mọi nội dung, miễn là nó “phi lợi nhuận”

Dù bạn gắn mác cho video là phi lợi nhuận, việc khiếu nại về bản quyền vẫn có thể xảy ra. Khi nói đến các trường hợp ngoại lệ về bản quyền, toà án sẽ xem xét kỹ mục đích sử dụng của bạn để đánh giá xem mục đích đó có đủ điều kiện được coi là trường hợp ngoại lệ về bản quyền hay không. 

Ví dụ: Khi phân tích trường hợp sử dụng hợp lý, mục đích "phi lợi nhuận" được ưu tiên nhưng không mặc nhiên có tác dụng biện hộ. Vì vậy, việc tuyên bố rằng video bạn tải lên "chỉ nhằm mục đích giải trí" hoặc "phi lợi nhuận" thôi thì vẫn chưa đủ.

Lầm tưởng #3: Các nhà sáng tạo khác cũng làm vậy thì mình làm theo

Ngay cả khi trên YouTube vẫn còn những video có vẻ tương tự nội dung bạn muốn, điều đó không có nghĩa là bạn cũng có quyền đăng những nội dung đó.

Sự thật là, đôi khi chủ sở hữu bản quyền có thể cho phép một số tác phẩm của mình xuất hiện trên YouTube. Bên cạnh đó, có những trường hợp các video rất giống nhau lại thuộc sở hữu của nhiều chủ sở hữu bản quyền, và có thể bên này cấp phép nhưng bên kia thì không.

Lầm tưởng #4: Bạn có thể sử dụng nội dung trong CD, DVD hoặc trên iTunes mà bạn đã mua

Việc trả tiền mua nội dung về xem/ nghe không có nghĩa là bạn được toàn quyền sử dụng nội dung đó. Ngay cả khi bạn ghi credit tác giả thì việc đăng các video có chứa nội dung mà bạn đã mua vẫn có thể khiến video bị đánh “gậy” bản quyền.

Lầm tưởng #5: Nội dung tự ghi lại từ TV, rạp chiếu phim hay radio thì không phải vi phạm bản quyền YouTube

Việc bạn tự ghi lại nội dung không phải lúc nào cũng có nghĩa là bạn sở hữu tất cả các quyền để tải nội dung đó lên YouTube. Nếu nội dung bạn ghi lại có chứa nội dung được bảo hộ bản quyền của người khác, chẳng hạn như nhạc nền có bản quyền, thì bạn vẫn cần xin phép chủ sở hữu bản quyền. 

Lầm tưởng #6: Mình không cố ý vi phạm bản quyền là được

Những cụm từ và tuyên bố từ chối trách nhiệm (VD: "tác quyền thuộc về tác giả", "không cố ý vi phạm bản quyền"/ "tôi không sở hữu bản quyền tác phẩm này") không có nghĩa là bạn được chủ sở hữu bản quyền cho phép đăng tải, và đương nhiên cũng không thể giúp bạn được coi là trường hợp ngoại lệ về bản quyền.

Lầm tưởng #7: Nội dung bản quyền chỉ xuất hiện trong vài giây thì vẫn chấp nhận được

Việc sử dụng nội dung có bản quyền (dù chỉ là vài giây) khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu bản quyền vẫn có thể khiến video của bạn bị khiếu nại. Nếu cho rằng cách bạn sử dụng nội dung đó đủ điều kiện để được coi là sử dụng hợp lý , xin lưu ý rằng chỉ toà án mới có thể đưa ra quyết định đó. 

III. Một số câu hỏi thường gặp về bản quyền YouTube

1. Fair Use YouTube là gì?

Sử dụng hợp lý (Fair Use) là quyền sử dụng tác phẩm có bản quyền trong một số điều kiện nhất định mà không cần sự cho phép của tác giả/chủ sở hữu bản quyền. Học thuyết này giúp ngăn chặn việc áp dụng luật bản quyền một cách cứng nhắc và kìm hãm sự sáng tạo mà luật này khuyến khích. 

Fair use cho phép một người sử dụng các tác phẩm mới và phát triển dựa trên các tác phẩm cũ hơn mà người sáng tạo/chủ sở hữu không mất quyền kiểm soát và hưởng lợi từ các tác phẩm đó.Có 4 yếu tố để quyết định việc sử dụng hợp lý cho từng trường hợp. Đó là:

  • Mục đích và tính chất sử dụng
  • Bản chất của tác phẩm có bản quyền
  • Lượng và tính chất của phần nội dung có bản quyền đã sử dụng
  • Tác động đối với giá trị hoặc thị trường tiềm năng của tác phẩm có bản quyền

Đọc thêm: 10 mẹo tuân thủ “Sử dụng hợp lý” – Fair Use của YouTube

2. Phạm vi công cộng là gì?

Theo thời gian, các tác phẩm sẽ mất sự bảo hộ bản quyền và chuyển sang "phạm vi công cộng", nhờ đó trở thành các tác phẩm miễn phí mà mọi người có thể sử dụng. Thông thường, phải mất nhiều năm thì các tác phẩm mới chuyển thành dạng này. Các quy tắc về phạm vi công cộng sẽ thay đổi tùy vào quốc gia bạn hoạt động.Thời hạn bảo hộ bản quyền phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như:

  • Thời điểm và nơi mà tác phẩm đó được phát hành
  • Tác phẩm có phải được thuê làm hay không

Vì vậy, trước khi bạn đăng tải một tác phẩm lên YouTube, đừng quên xác minh rằng tác phẩm đó có thuộc phạm vi công cộng hay không. Không có danh sách chính thức nào về các tác phẩm thuộc phạm vi công cộng, tuy nhiên, bạn có thể tìm thấy các nguồn tham khảo hữu ích trên mạng.  

3. Tác phẩm phái sinh là gì?

Bạn cần có sự cho phép của chủ sở hữu bản quyền để sáng tạo tác phẩm dựa trên nội dung gốc của họ - điều này được gọi là phái sinh. Tác phẩm phái sinh có thể bao gồm fanfic, hậu truyện, bản dịch, ngoại truyện và bản chuyển thể, v.v. Bạn nên tham vấn chuyên gia pháp lý trước khi đăng tải các video dựa trên nhân vật, cốt truyện và các thành phần khác của tư liệu được bảo hộ bản quyền nhé.

4. Video riêng tư trên YouTube có bị bản quyền không?  

Video riêng tư không tự động miễn trừ khỏi luật bản quyền. Bản quyền vẫn áp dụng cho video riêng tư tương tự như video công khai.   

Nếu video riêng tư của bạn chứa nội dung có bản quyền đáng kể (như âm nhạc, video, hình ảnh) mà không được phép sử dụng, chủ sở hữu bản quyền vẫn có thể yêu cầu YouTube gỡ bỏ video đó  

Khi tải lên video riêng tư, bạn vẫn phải tuân thủ các quy định về bản quyền của YouTube. Nếu vi phạm, video có thể bị gỡ bỏ hoặc bạn có thể bị chấm dứt tài khoản nếu có nhiều cảnh cáo vi phạm  

5. YouTube shorts có bị bản quyền không?  

Nếu video YouTube Shorts của bạn chứa nội dung được bảo hộ bản quyền của người khác (như âm nhạc, video, hình ảnh) mà không có sự cho phép hoặc miễn trừ hợp pháp, video đó có thể bị coi là vi phạm bản quyền.  

YouTube cung cấp một thư viện nhạc có bản quyền trong YouTube Studio để sử dụng cho YouTube Shorts. Nếu bạn sử dụng nhạc từ thư viện này, video sẽ được miễn trừ khỏi các khiếu nại về bản quyền, mặc dù vẫn phải chia sẻ doanh thu với chủ sở hữu bản quyền nhạc  

6. Bị khiếu nại bản quyền YouTube có bật kiếm tiền được không?  

Nếu kênh của bạn nhận được cảnh cáo vi phạm bản quyền, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng bật kiếm tiền. YouTube yêu cầu kênh phải tuân thủ các nguyên tắc cộng đồng và không có cảnh cáo vi phạm trước khi có thể bật kiếm tiền.  

YouTube có các tiêu chí rõ ràng về việc bật kiếm tiền , bao gồm không có cảnh cáo vi phạm bản quyền và tuân thủ các nguyên tắc cộng đồng . Nếu kênh của bạn không đáp ứng các tiêu chí này, khả năng bật kiếm tiền sẽ bị hạn chế.  


Tubrr - MCN Tận tâm, Đồng hành và luôn đảm bảo An toàn cho các nhà sáng tạo  

Là đối tác chính thức của YouTube, trải qua 10 năm kinh nghiệm kết nối và hợp tác bền vững cùng các nhà sáng tạo nội dung TUBRR tự tin mang đến các giải pháp toàn diện, bảo vệ kênh cho các nhà sáng tạo.   

Đội ngũ chuyên gia dày kinh nghiệm của TUBRR sẽ giải quyết các vấn đề kỹ thuật chuyên nghiệp, thường xuyên phân tích, giám sát, theo dõi các hoạt động, ngăn ngừa khả năng bị tấn công và hỗ trợ khôi phục tài khoản nếu kênh bị hack.  Kết nối với TUBRR để được tư vấn ngay hôm nay!  

blog-04-8-3

Là một trong hai MCN hoàn chỉnh đầu tiên tại Việt Nam, TUBRR cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ chuyên nghiệp chất lượng cao dành cho các nhà sáng tạo bao gồm:            

Liên hệ ngay với TUBRR tại: