Content Creator Là Gì? 6 Thói Quen Tạo Nên Nhà Sáng Tạo Nội Dung Chuyên Nghiệp
Table of contents [Show]
Xu hướng trở thành Content Creator đang ngày càng nở rộ trong những năm gần đây. Nắm bắt được điều này, với bài viết hôm nay TUBRR sẽ chia sẻ những kinh nghiệm quý báu cho các Content Creator những thói quen tạo nội dung chuyên nghiệp nhất. Hãy cùng TUBRR tìm hiểu ngay nhé!
Xem thêm:
1/ 5 ý tưởng nội dung cho content creator dịp Tết Nguyên Đán
I. Content Creator là gì?
Content creator là một người tạo ra nội dung (content) để chia sẻ qua các kênh truyền thông, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội.
Sáng tạo nội dung đặc biệt liên quan đến nội dung kỹ thuật số trên các kênh truyền thông xã hội, vì đó là nơi phần lớn nội dung được tiêu thụ - và nơi có tiền, nếu bạn muốn kiếm thu nhập thông qua nỗ lực sản xuất nội dung của mình.
Đối với doanh nghiệp, sáng tạo nội dung bao gồm tạo và cung cấp bản tin, email, hội thảo trực tuyến, tài liệu digital marketing, sách quảng cáo, social media, bài viết, báo cáo thường niên, thông điệp quảng cáo, tài liệu biên tập, truyền thông công ty và nhiều hơn nữa.
Đối với một cá nhân, sáng tạo nội dung có thể có nghĩa là tạo ra nội dung mới cho truyền thông xã hội - chẳng hạn như phát trực tiếp, vlog hoặc nội dung ảnh hoặc video khác - với mục đích tương tác và cộng hưởng với đối tượng mục tiêu của họ, thường kiếm tiền như một công việc bán thời gian hoặc toàn thời gian. Thuật ngữ "influencer marketing" có thể làm bạn nhớ đến điều này.
Nội dung (Content) là gì?
Nghề tạo nội dung không có một định nghĩa chính xác duy nhất. Tuy nhiên, để hiểu rõ công việc này, chúng ta cần hiểu thế nào là "nội dung".
Trong lĩnh vực xuất bản, truyền thông và nghệ thuật, nội dung bao gồm tất cả những thông tin và trải nghiệm được truyền đạt đến người dùng qua các hình thức như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video... Mục tiêu là mang lại giá trị cho người xem.
Đối với doanh nghiệp, nội dung là những tài liệu giúp thu hút và giữ chân khách hàng. Ví dụ như bài viết, hình ảnh, video trên website, mạng xã hội...
Nói một cách đơn giản, nội dung bao gồm:
- Thông tin: Những điều bạn muốn truyền đạt.
- Hình thức: Cách bạn truyền đạt thông tin đó (ví dụ: bài viết, video).
- Trải nghiệm: Cảm xúc mà người xem nhận được khi tiếp xúc với nội dung.
Hình thức chỉ là một phần của nội dung. Điều quan trọng nhất là thông tin và trải nghiệm mà bạn mang đến. Ví dụ, một kênh YouTube sẽ không có ý nghĩa nếu không có video, đúng không?
II. Content Creator là làm gì, làm như thế nào và ở đâu?
Bạn có bao giờ để ý rằng xung quanh mình tràn ngập những nội dung được tạo ra? Từ dòng chữ trên hộp sữa, câu slogan trên áo phông, bài đăng trên mạng xã hội cho đến những video bạn xem hàng ngày, tất cả đều là sản phẩm của công việc sáng tạo nội dung.
Vậy, người tạo nội dung làm những gì?
Công việc của họ rất đa dạng, nhưng thường bao gồm:
- Viết lách: Tạo ra các bài viết, bài đăng blog, kịch bản, email marketing...
- Chỉnh sửa: Kiểm tra và sửa lỗi ngữ pháp, chính tả, nội dung cho các tài liệu.
- Quản lý nội dung: Cập nhật thông tin trên website, mạng xã hội.
- Tối ưu hóa: Điều chỉnh nội dung để dễ tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm như Google.
- Tương tác: Trả lời bình luận, tin nhắn của người dùng trên mạng xã hội.
Những loại nội dung phổ biến:
- Văn bản: Bài viết, báo cáo, kịch bản.
- Hình ảnh: Ảnh, đồ họa, infographic.
- Video: Clip quảng cáo, hướng dẫn, vlog.
- Âm thanh: Podcast, nhạc nền.
- Và nhiều hơn nữa: Ebook, brochure, presentation...
Bạn không cần phải giỏi tất cả các loại nội dung này. Điều quan trọng là bạn tìm được lĩnh vực mình yêu thích và có thế mạnh. Ví dụ, bạn có thể là một chuyên gia viết lách, một nhà thiết kế đồ họa tài năng, hoặc một người kể chuyện hấp dẫn qua video.
Tóm lại, người tạo nội dung là những người "chế biến" thông tin thành những sản phẩm hấp dẫn, dễ hiểu và phù hợp với đối tượng khán giả. Công việc của họ đóng vai trò quan trọng trong việc truyền thông, marketing và xây dựng thương hiệu. Nếu bạn đam mê sáng tạo và muốn chia sẻ những điều thú vị với thế giới, thì nghề tạo nội dung chính là một lựa chọn tuyệt vời!
III. Các nền tảng phổ biến nhất cho Creator sáng tạo nội dung
Bạn đã bao giờ tự hỏi nội dung mà mình tạo ra sẽ được mọi người thấy ở đâu chưa? Nội dung của bạn có thể xuất hiện ở rất nhiều nơi, từ những nơi quen thuộc hàng ngày đến những không gian sáng tạo. Một số ví dụ về những nơi nội dung có thể xuất hiện:
- Mạng xã hội: Đây là nơi mà nội dung của bạn có thể tiếp cận được với hàng triệu người. Bạn có thể chia sẻ bài viết, hình ảnh, video trên các nền tảng như Facebook, Instagram, TikTok, YouTube...
- Website và blog: Nếu bạn có một website hoặc blog riêng, đây sẽ là ngôi nhà của những nội dung do chính bạn tạo ra.
- Tạp chí, sách: Nội dung của bạn có thể được đăng tải trên các tạp chí, sách báo.
- Sự kiện: Bạn có thể chia sẻ nội dung của mình tại các hội thảo, hội nghị, triển lãm.
- Truyền hình, radio: Nếu nội dung của bạn đủ hấp dẫn, nó có thể được phát sóng trên truyền hình hoặc radio.
- Sản phẩm: Nội dung của bạn có thể được in trên các sản phẩm như áo phông, cốc, túi xách...
Vậy bạn muốn trở thành content creator nào?
- Blogger: Bạn thích viết lách và chia sẻ những suy nghĩ của mình?
- Social Media Content Creator: Bạn yêu thích việc tạo ra những video ngắn, những bức ảnh đẹp mắt?
- Copywriter: Bạn có tài năng trong việc tạo ra những câu slogan ấn tượng?
- Phát thanh viên: Bạn có giọng nói truyền cảm và thích giao tiếp với mọi người?
Những công ty nào cần đến người tạo nội dung?
Hầu hết các công ty đều cần đến người tạo nội dung để quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình. Ví dụ như:
- Công ty truyền thông: Các công ty này luôn cần những bài viết, video hấp dẫn để thu hút khán giả.
- Công ty thương mại điện tử: Họ cần nội dung để giới thiệu sản phẩm và thuyết phục khách hàng mua hàng.
- Các thương hiệu: Từ các thương hiệu thời trang đến các thương hiệu ô tô, tất cả đều cần nội dung để xây dựng hình ảnh và tăng cường tương tác với khách hàng.
Điều tuyệt vời về việc tạo nội dung là bạn có thể làm việc trong bất kỳ lĩnh vực nào mà bạn yêu thích. Ví dụ, nếu bạn đam mê nấu ăn, bạn có thể tạo ra một kênh YouTube về nấu ăn. Nếu bạn thích du lịch, bạn có thể viết blog về những trải nghiệm du lịch của mình.
Dù bạn chọn làm gì, điều quan trọng nhất là bạn phải đam mê với những gì mình làm.
IV. 6 mẹo để trở thành Content Creator chuyên nghiệp
1. Đọc nhiều - phát triển toàn diện
Đọc sách là một thói quen tốt giúp các Content Creator có thể phát triển toàn diện về cả tư duy lẫn phong cách viết của mình. Câu hỏi đặt ra ở đây là "Đọc gì để viết đúng?"
Lời khuyên dành cho các creator là đọc không cần quá nhiều nhưng khi đã đọc cần đúc kết và áp dụng được ngay kiến thức đó. Do đó, bạn hãy cố gắng set up tư duy như sau:
- Đọc có chọn lọc, không đọc tất cả
- Đọc xong cần vận dụng ngay
- Đọc gì, hiểu, đúc kết và diễn đạt được trôi chảy
Khi đọc nhiều bạn sẽ làm quen dần với mặt từ, cách thức tiếp cận nội dung cũng như cách bố trí từ ngữ trong câu. Điều này giúp các creator cải thiện đáng kể khả năng viết lách của bản thân.
2. Sản xuất nội dung thường xuyên
Và việc sáng tạo cũng như việc chuyển hóa các nội dung để chúng trở nên liên kết và hoàn chỉnh.
Luyện tập bằng cách viết hàng ngày là một trong những cách giúp rèn luyện thói quen tạo nội dung chuyên nghiệp. Đôi khi chỉ đơn giản như việc bạn miêu tả lại điều bạn cảm thấy tuyệt vời mỗi ngày, làm thơ hay viết nhật ký hay nâng cao hơn có thể là làm infographic, video hay khóa học,... Các cụ đã có câu “Trăm hay không bằng tay quen” nên rèn luyện sản xuất nội dung thường xuyên sẽ giúp cải thiện đáng kể khả năng viết lách và tưởng tượng của bạn.
Đầu tiên, nếu khó để kiên trì quá hãy đưa ra những lý do luyện viết để tạo động lực cho bản thân như:
- Viết để diễn tả những gì tôi muốn
- Viết để tạm rời xa sự bận rộn và kết nối sâu hơn với chính bản thân mình
- Viết để hiểu biết, viết để ghi nhớ
- Viết bởi vì bạn muốn kết nối với mọi người
- Viết bởi vì cần được giải tỏa gì đó
- Viết để xây dựng thương hiệu cá nhân
- Viết để bán hàng và tạo ra chuyển đổi
- ...
Tiếp theo hãy thiết lập thời gian biểu viết lách
Tạo thói quen sử dụng một chiếc đồng hồ bấm giờ cho việc tĩnh tâm vào mỗi lần viết. Chẳng hạn, thời gian đầu đặt 30p - 1 tiếng cho một bài viết, sau khi cải thiện dần có thể rút ngắn thời gian lại, đặt 10 phút cho mỗi lần viết. Đây chính là cách giúp bạn tìm ra giới hạn thời gian và cải thiện khả năng “nảy số” của bạn khi đứng trước bất kì một chủ đề nào.
Thoát khỏi tâm lý cầu toàn
Đừng để việc thiếu kiến thức về nền tảng hay một lĩnh vực nào đó trong viết lách cản trở bạn, hãy cứ viết đi!
Bạn sẽ học hỏi được nhiều điều trong quá trình bạn viết nếu bạn luyện tập thường xuyên và chăm chú.
Bạn sẽ không bao giờ trở nên hoàn hảo trong việc viết lách - có trời mới biết chúng ta cách xa ngưỡng hoàn mỹ đến mức nào - do đó cách duy nhất để trở nên giỏi hơn là hãy luyện tập.
Cứ sản xuất nội dung và sau đó quay lại chỉnh sửa nhiều lần. Thói quen của mình là sẽ đọc lại những content mình viết vào 6 tháng đến 1 năm trước từ đó mình sẽ đúc rút ra được chính những lỗi lầm mình mắc phải và cải thiện chúng.
Và để trau chuốt hơn những gì bạn đang làm. Hãy làm điều đó mỗi ngày và từng nhược điểm sẽ được khắc phục một cách hiệu quả.
Ngoài ra hãy cứ để bản thân được thoải mái và vui vẻ đừng lúc nào cũng gò bó ý tưởng và ép bản thân phải sáng tạo quá nhiều, thì lúc đó ý tưởng sáng tạo sẽ tự nhiên được bung ra thôi!
Sau khi đã có nội dung người làm Content Creator hoàn toàn có thể biến thể nó thành các dạng khác như: Infographic, video, khóa học, ebook,...
3. Đặt câu hỏi thường xuyên
Là một content creator điều tiên quyết bạn cần làm là không ngừng sáng tạo và đổi mới. Vì vậy sức mạnh của việc đặt câu hỏi là cực kì quan trọng để giúp giải quyết một vấn đề một cách sâu sắc nhất.
Thay vì hỏi “Nên viết cái gì”, thì hãy hỏi “Tại sao lại viết?” để nội dung được tối ưu nhất. Bạn có thể tham khảo list câu hỏi dưới đây để cải thiện khả năng viết lách của bản thân nhé:
- Công chúng mục tiêu của content này là ai?
- Tại sao họ muốn share bài viết hay video của bạn lên trang cá nhân của họ?
- Tại sao lại viết bài viết này? Mục đích của nó để làm gì?
- Content này sẽ giúp ích gì cho người đọc/xem/nghe?
Hãy đảm bảo đặt câu hỏi tại sao ít nhất là 4 lần trước mỗi ý tưởng nào đó để nắm được mục đích chính của ý tưởng đó nhé!
→ 4 câu hỏi cơ bản này sẽ giúp cho các Content Creator suy nghĩ kĩ càng trước khi bắt đầu quá trình sản xuất nội dung của mình.
Trong khi trả lời những câu hỏi này bạn sẽ bắt buộc phải đi nghiên cứu, tìm kiếm những gợi ý từ khách hàng hay bắt trend cho kịp thị trường,...
Lúc này việc sản xuất nội dung sẽ đem đến những nội dung thật sự có ích cho khách hàng mục tiêu của bạn.
4. Học thêm các công cụ sáng tạo nội dung
Là một Content Creator bạn không chỉ dừng lại ở việc viết blog mà bạn còn phải đa năng hơn bằng cách chuyển những ý tưởng và nội dung của mình thành nhiều dạng biến thể khác nhau.
- Bạn có thể thiết kế hình ảnh để chia sẻ trong cộng đồng như Huy Xuân Mai
- Bạn có thể xuất bản sách với những chia sẻ trải nghiệm mới mẻ như Nguyễn Ngọc Thạch
- Bạn có thể tạo ra các video trên youtube như 1997, Châu Bùi, Giang ơi, Viruss,...
- Bạn có thể biến thể nội dung thành infographic để chia sẻ cho cộng đồng
- ...
Vì vậy việc bạn am hiểu nhiều công cụ hỗ trợ trong công việc là rất cần thiết. Dưới đây là một số nhóm công cụ bạn có thể tham khảo để hỗ trợ quá trình sáng tạo và sản xuất nội dung:
Công cụ nghiên cứu, tìm ý tưởng cho nội dung, theo dõi hiệu suất nội dung:
- Google search/ suggest
- Google trend
- Keyword Planner
- Google Analytics
- Youtube Analytics
- Google Search Console
- Social Mention
- Thông tin trên Facebook
- Ahref.com
- Answer the public
- Buzzsumo
Công cụ thiết kế ảnh/ Infographic/ banner/ poster:
- Canva: Công cụ thiết kế đủ thứ dạng content trên đời siêu hữu ích
- Designbold : Giống với Canva nhưng hỗ trợ Việt hóa nhiều hơn vì từ VN
- Crell : giống Canva nhưng có một tính năng nổi trội hơn vì có animated posts.
- Adobe : công cụ trả phí, trả một khoản phí khoảng 200k/tháng để dùng thỏa thích.
- Easil : công cụ khá hiện đại và sắc nét, giống Canva
- Visme : tập trung thiết kế cho thuyết trình, infographics và visual content khác...
- Befunky: Khác với Canva là BeFunky chia template theo chủ đề (VD: Food, Travel,…) nên bạn sẽ rất dễ dàng tìm kiếm template phù hợp với mình.
- Photoshop: Công cụ thần thành không bàn nhiều nữa!
- AI : như trên!
Các website lấy hình ảnh đẹp, đa dạng
- Pexels
- Freepik
- Unsplash
- Pixabay
- Freephotos
- Freeimages
- ...
Công cụ làm video marketing
- Video scribe: tạo video mkt kiểu web5ngay, mình đang dùng nó để tạo video trong khóa học content của mình
- Animaker : nền tảng này lại giúp bạn tạo ra các animated video rất dễ dàng.
- Camtasia: ứng dụng chỉnh sửa video
- Proshow
- Loom
- Adobe Premiere Clip
- ...
Công cụ soạn thảo nội dung
- Wordpress
- ghichu
- notepad
- Microsoft (online/ offline)
(một số công cụ thiết kế và tạo video đã là công cụ soạn thảo và sản xuất nội dung rồi)
5. Chọn đúng nền tảng để phát triển
Sau khi bạn có một ý tưởng rõ ràng về loại nội dung bạn muốn sản xuất, bạn sẽ phải chọn một nền tảng để chia sẻ và quảng bá nó.
Ví dụ: Nếu bạn muốn chia sẻ hình ảnh của mình với mọi người, bạn có thể đăng lên Instagram, hay các hội nhóm chia sẻ hình ảnh.
Đối với dạng nội dung video, thì việc trở thành một YouTuber là ý tưởng tốt nhất. Nếu bạn quen viết dạng nội dung dài thì blog là một nền tảng phù hợp nhất.
Hãy bắt đầu từ nền tảng phù hợp có thể giúp tăng số lượng khán giả cho bạn. Nó cũng giúp các thương hiệu và khách hàng dễ dàng nhận ra bạn và tiếp cận bạn hơn.
LƯU Ý: Hãy chuyên sâu về 1-2 loại nội dung
Có quá nhiều công cụ cũng như dạng nội dung để Content Creator phát triển nhưng hãy tạo nên bản sắc cho kênh khiến mọi người luôn nhớ ngay đến bạn với những dạng nội dung chuyên biệt.
Mình lấy ví dụ:
- Vlog 1997, Giang ơi, Viruss là một Content Creator và điểm mạnh nổi bật là về sáng tạo video trên Youtube
- Huy Xuân Mai là một Content Creator và điểm mạnh nổi bật là về photoshop và làm meme
- Tròn MaMa là một Content Creator và điểm mạnh nổi bật là về Daily life, Fashion,…
Còn các bạn thì sao? Hãy chọn cho mình một điểm mạnh, nét riêng biệt để phát triển kênh nhé!
6. Đo lường đánh giá hiệu quả
Một yếu tố quan trọng khác để tạo ra một Content Creator thành công trong vô vàn các nhà sáng tạo nội dung là luôn thực chiến và phân tích đo lường hiệu quả sau đó điều chỉnh cho phù hợp.
Từ những việc đơn giản như:
- Hãy tận dụng triệt để công dụng của Google Analytics khi đang viết bài trên blog.
- Cân nhắc lựa chọn các chủ đề thu hút nhiều lưu lượng truy cập nhất trên website của bạn và cân nhắc những nội dung không đạt hiệu quả.
- Chú trọng vào các bài đăng trước đó đã làm tốt và đi link thường xuyên hơn gia tăng tiếp cận tối đa cho chúng. Không phải lúc nào cũng cần thiết để tạo nội dung mới. Thay vào đó, bạn có thể cần phải tinh chỉnh và xuất bản lại nội dung cũ.
Là một vlogger bạn hãy đo lường lượng subscribe, tương tác, các chuyển đổi của bạn sau mỗi lần sáng tạo nội dung, cũng như các chỉ số đo lường trên nền tảng bạn đang truy cập như Youtube, Facebook, blog cá nhân,...
Trên đây là những thói quen mà các content creators cần nắm được để tạo ra những nội dung chuyên nghiệp, thu hút được tối đa người quan tâm. TUBRR hy vọng những chia sẻ này có thể tạo ra những nội dung chất lượng đem đến người đọc.
TUBRR hỗ trợ các nhà sáng tạo lan tỏa giá trị
Với cương vị đối tác chiến lược nằm trong hệ sinh thái WOA Media, TUBRR trải qua 10 năm kinh nghiệm kết nối và hợp tác bền vững cùng các nhà sáng tạo nội dung trên YouTube. Sở hữu mạng lưới rộng lớn và nằm trong hệ sinh thái đa dạng, TUBRR tự tin mang đến các giải pháp toàn diện cho các nhà sáng tạo.
Là một trong hai MCN hoàn chỉnh đầu tiên tại Việt Nam, TUBRR cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ chuyên nghiệp chất lượng cao dành cho các nhà sáng tạo bao gồm:
- Quản lý nhà sáng tạo
- Hỗ trợ và phát triển kênh
- Sản xuất nội dung phái sinh
- Phân phối âm nhạc trên nền tảng số
- Đăng ký bản quyền nhân vật
- Booking KOL, KOC
- Cung cấp các Workshop đào tạo cao cấp chia sẻ kiến thức về hoạt động sản xuất và kinh doanh trên nền tảng YouTube
Liên hệ ngay với TUBRR tại:
NEWSLETTER
Đăng ký để không bỏ lỡ các bài viết hay và tin tức cập nhật mới mỗi tuần