Cập Nhật Chính Sách Mới Của YouTube 2024 (Update Liên Tục)
Table of contents [Show]
- Cập nhật tính năng mới YouTube Shorts tháng 10/2024
- Cập nhật tính năng mới YouTube trong tháng 9/2024
- 18/6/2024: Cập nhật Chính sách về Súng cầm tay
- 6/5/2024: Bổ sung từ YouTube về Repetitious content và Reused content
- 11/4/2024: Ra mắt tính năng Members only trên YouTube Shorts
- 26/3/2024: Cập nhật Nguyên tắc cộng đồng và chính sách
- 7/3/2024: Gắn nhãn cho Nội dung đã qua chỉnh sửa/Nội dung đã được làm lại
- Cập nhật Nguyên tắc cộng đồng
- Cập nhật Thay đổi đối với bài đăng trên Cộng đồng
- Cập nhật liên quan đến Các video đã tải lên
- Cập nhật quy trình gửi yêu cầu liên quan đến quyền riêng tư
Mới đây, YouTube đã phát đi thông báo quan trọng đến các nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng chia sẻ video trực tuyến này những cập nhật mới nhất trong chính sách YouTube năm 2024 về nguyên tắc cộng đồng, chính sách liên quan đến sản phẩm và tính năng. Cùng TUBRR khám phá để hiểu rõ hơn về các thay đổi quan trọng trong luật YouTube 2024 và ảnh hưởng của chúng đối với bạn trong bài viết này nhé!
Cập nhật tính năng mới YouTube Shorts tháng 10/2024
1. Thay đổi về việc tạo danh sách phát công khai
- Thời gian áp dụng: Từ tháng 10 năm 2024
- Đối tượng áp dụng: Tất cả các kênh Youtube
- Nội dung áp dụng: Thay đổi về kệ tin tức: Bắt đầu từ tháng 10 năm 2024, các kênh có thể không cần phải đăng ký với Google News để xuất hiện trên kệ tin tức của YouTube. Tìm hiểu thêm tại đây
2. Thay đổi về Shorts
- Thời gian áp dụng: Từ 15 tháng 10 năm 2024
- Đối tượng áp dụng: Tất cả các kênh Youtube
- Nội dung áp dụng: Bất kỳ video mới nào có tỷ lệ khung hình vuông hoặc dọc, dài tối đa 3 phút sẽ được coi là video Short và sẽ thuộc vào mô hình chia sẻ doanh thu của Shorts. Tuy nhiên, bất cứ video nào có tỷ lệ khung hình vuông hoặc cao hơn, dài hơn 60 giây và có bất kỳ loại claim Content ID nào đang active thì video đó sẽ bị chặn toàn cầu và không đủ điều kiện kiếm tiền. Bạn sẽ không bị cảnh cáo vi phạm bản quyền đối với các video bị chặn và có thể gửi kháng cáo hoặc xóa nội dung bị claim để làm cho Shorts của bạn có thể xem được
Cập nhật tính năng mới YouTube trong tháng 9/2024
1. Youtube cho ra mắt những tính năng chỉnh sửa thumbnail trên Shorts mới cho các nhà sáng tạo
YouTube vừa công bố tính năng chỉnh sửa thumbnail mới cho thiết bị iOS và Android. Bản cập nhật cho phép bạn thêm văn bản, bộ lọc và biểu tượng cảm xúc vào thumbnail của Shorts, giúp cho nội dung trở nên hấp dẫn hơn. Ngoài ra, bạn có thể chọn và chỉnh sửa thumbnail của Shorts sau khi tải video lên.
- Các bước để bắt đầu sử dụng tính năng này:
Nhấn vào biểu tượng bút chì ở góc trên cùng bên trái của Shorts. Sau đó, lựa chọn khung hình ưa thích. Thêm văn bản, biểu tượng cảm xúc hoặc bộ lọc bằng cách nhấn vào từng biểu tượng. Lưu các thay đổi bằng cách nhấn vào dấu tích ở góc trên bên phải
Xem video để hiểu rõ hơn cách sử dụng tính năng:
2. Youtube ra mắt tính năng “khóa học trả phí” cho nhiều kênh trên nền tảng
Youtube mở rộng tính năng tạo khóa học, tức là cho phép creators sáng tạo ra nội dung giáo dục có trả phí (khóa học có thể miễn phí hoặc thanh toán 1 lần) và từ đó mở ra những nguồn doanh thu mới
2.1. Những tính năng chính mà creators có thể thêm vào mục Khóa học trên kênh
- Huy hiệu khóa học đặc biệt (Special course badges): Huy hiệu này sẽ xuất hiện trên trang xem (watch pages), trang danh sách phát (playlist pages), kết quả tìm kiếm (search results), trang chủ (home feeds) và đề xuất “xem tiếp theo” (“watch next” recommendations)
- Tab kênh chuyên dụng - tab dành riêng cho khóa học: Phần khóa học sẽ được xuất hiện là 1 tab riêng biệt trên trang kênh của creators như tab playlists
- “Khóa học” sẽ được highlight ở phần https://www.youtube.com/feed/learning_destination để thu hút sự quan tâm của người xem hơn
- Quizzes (câu đố): Mục đích của Quizzes là tăng tính tương tác giữa creators với người xem. Creators có thể thiết kế phần quizzes gắn với từng video trong phần khóa học
- Phần thảo luận: Khu vực nhận xét cấp danh sách phát để thu hút và tương tác với khán giả.
- Huy hiệu hoàn thành khóa học: Sau khi xem hết tất cả video khóa học, người xem sẽ nhận được huy hiệu trong ứng dụng YouTube của họ
- Bảng thông tin: Hiển thị thời lượng khóa học, chi tiết nội dung, tiến độ của người xem và liên kết đến kênh của người sáng tạo.
2.2. Cách tạo “Khóa học” trên kênh
Hãy làm theo các bước sau để bắt đầu tạo khóa học:
- Truy cập YouTube Studio bằng máy tính
- Nhấp vào “Tạo” rồi nhấp vào “Khóa học mới”
- Nhập chi tiết khóa học, bao gồm tiêu đề, mô tả và cài đặt hiển thị
- Bấm “Tạo” để lưu
Mặc dù việc tạo khóa học hiện chỉ giới hạn ở trên máy tính, nhưng bạn có thể tải từng video lên qua thiết bị di động và thêm chúng vào các khóa học sau này bằng máy tính.
18/6/2024: Cập nhật Chính sách về Súng cầm tay
1. Nội dung chính sách
- Thời gian áp dụng: Từ 18 tháng 6 năm 2024
- Đối tượng áp dụng: Tất cả các kênh
- Nội dung áp dụng: YouTube không cho phép đăng tải nội dung nhằm bán súng cầm tay, hướng dẫn chế tạo hoặc lắp đặt súng cầm tay, đạn dược và một số loại phụ kiện. YouTube không phải là nền tảng để bán súng cầm tay hoặc các phụ kiện liên quan, và cũng không cho phép tổ chức sự kiện phát trực tiếp có cảnh cầm nắm, sử dụng hoặc vận chuyển súng cầm tay.
2. Các nội dung không vi phạm chính sách của YouTube nhưng có thể khiến video bị hạn chế với người xem dưới 18 tuổi.
- Nội dung có cảnh sử dụng súng tự chế, súng cầm tay tự động hoặc bất kỳ loại phụ kiện mô phỏng/chuyển đổi súng. (Ví dụ: Cảnh bắn súng trong mô hình 3D,…)
- Chính sách có thể không áp dụng trong các trường hợp nghệ thuật, phim ảnh, hoặc phục vụ lợi ích cộng đồng. (Ví dụ: Quay về quân đội, cảnh sát, tin tức hoặc cảnh quay chiến trường…)
3. Một số ví dụ về nội dung không được phép xuất hiện trên YouTube (không phải là danh sách đầy đủ)
- Đường liên kết bán súng: Không được phép gắn đường liên kết dẫn đến trang web bán súng hoặc phụ kiện liên quan đến súng.
- Trình chiếu súng để bán: Trình chiếu súng với mục đích bán, bao gồm cung cấp thông tin liên lạc của người bán.
- Hướng dẫn chế tạo súng: Hướng dẫn cách gia công hộp khóa nòng hoặc chế tạo súng.
- Hướng dẫn làm giảm thanh: Cách chế tạo ống giảm thanh từ pin, bình đựng dầu, ống dẫn.
- Lắp đặt báng súng: Hướng dẫn lắp đặt báng súng liên thanh hoặc phụ kiện mô phỏng khả năng bắn tự động.
- Sự kiện chứa hình ảnh súng: Phát trực tiếp cảnh người cầm hoặc sử dụng súng/cảnh chuyển giao súng từ nơi này sang nơi khác (không áp dụng cho nội dung trò chơi điện tử)
6/5/2024: Bổ sung từ YouTube về Repetitious content và Reused content
1. Repetitious content
a. Repetitious content là gì?
Repetitious content là một kênh có nội dung giữa các video vô cùng giống nhau, người xem khó có thể nhận ra điểm khác biệt giữa các video, chẳng hạn như nội dung giống như được tạo bằng một mẫu mà giữa các video có ít hoặc không có sự biến đổi, hoặc nội dung dễ dàng tạo trên quy mô lớn.
b. Phân biệt nội dung được phép kiếm tiền và Nội dung không được phép kiếm tiền:
Nội dung được phép kiếm tiền | Nội dung không được phép kiếm tiền |
Người xem thông thường có thể nhận thấy rõ ràng rằng nội dung của mỗi video trên kênh đều có điểm khác nhau. Bản chất của mỗi video phải có sự đa dạng tương đối. | Những kênh đăng video có nội dung không có sự khác biệt rõ rệt, hoặc những nội dung được sản xuất từ một khuôn mẫu và lặp lại trên quy mô lớn. |
Ví dụ: - Các video có đoạn mở đầu và kết thúc giống nhau, nhưng phần nội dung video khác nhau - Nội dung tương tự nhau nhưng mỗi video nói về những bài học, giá trị khác biệt - Những đoạn intro giới thiệu nội dung, nhân vật giống nhau trên toàn kênh
| Ví dụ: - Nội dung được sản xuất hàng loạt hoặc sử dụng cùng một mẫu cho nhiều video - Những bài hát đã chỉnh cao độ hay tốc độ, còn lại giống hoàn toàn với bản gốc - Nội dung đọc lại các tin tức từ các trang báo khác mà không có thêm giá trị gia tăng (bình luận, reaction,....) - Nội dung chất lượng thấp, không hoặc rất ít giá trị giáo dục lặp đi lặp lại trên kênh - Các video trình chiếu hình ảnh hoặc văn bản, có rất ít hoặc không có lời bình luận, tường thuật hay giá trị giáo dục |
c. Nên làm gì để tránh?
- Không đăng lặp đi lặp lại nội dung trên cùng 1 kênh.
- Gia tăng tính biên tập cho nội dung (thay đổi thumbnail, thay đổi màu sắc của nhân vật, bối cảnh; gia tăng hiệu ứng,....).
- Phát triển chủ đề/ định dạng mới, thăm dò ý kiến người xem.
2. Reused content
a. Reused content là gì?
- Reused content là việc các kênh dùng lại nội dung đã có trên YouTube hoặc một nguồn trực tuyến khác mà không bổ sung thêm giá trị gia tăng (reaction, edit, cung cấp thêm giá trị giáo dục hay giải trí,....). Reused content cũng có thể là nội dung sao chép lại, cóp nhặt của người khác (lấy nội dung từ các trang web khác rồi làm lại thành nội dung của mình).
- Để biết nội dung có phải là nội dung sử dụng lại hay không, YouTube sẽ kiểm tra Video, Nội dung mô tả kênh, Tiêu đề video, Nội dung mô tả video,... trên kênh để hiểu được cách creator sáng tạo, tham gia hoặc sản xuất nội dung. Nếu kênh có video vi phạm nguyên tắc của YouTube, hoặc nếu YouTube không thể xác định rõ ràng rằng creator đã sáng tạo nội dung đó, thì toàn bộ kênh có thể bị tắt kiếm tiền.
b. Phân biệt nội dung được phép kiếm tiền và Nội dung không được phép kiếm tiền:
Nội dung được phép kiếm tiền | Nội dung không được phép kiếm tiền |
Người xem có thể nhận ra sự khác biệt rõ ràng giữa video gốc và video của nhà sáng tạo. | Nội dung được lấy từ nội dung của người khác, thay đổi không đáng kể. Nội dung mà YouTube không thể xác định được rằng nội dung đó là của nhà sáng tạo (kể cả khi nhà sáng tạo gốc đã cho phép sử dụng nội dung của họ). |
Ví dụ:
| Ví dụ: - Các video trình chiếu hình ảnh hoặc văn bản, có rất ít hoặc không có lời bình luận, tường thuật hay giá trị giáo dục |
c. Nên làm gì để tránh?
- Đưa ra góc nhìn mới, tạo ra giá trị mới cho người xem, đảm bảo người xem có thể nhận ra sự khác biệt rõ ràng giữa video gốc và video của mình (lưu ý: sử dụng lại vẫn cần có bản quyền).
- Tạo nội dung gốc.
- Gia tăng tính biên tập sáng tạo, phát triển ý tưởng mới.
- Sử dụng âm nhạc và hình ảnh có bản quyền một cách cẩn thận.
Nếu nhà sáng tạo có nhiều kênh, chẳng hạn như kênh ngôn ngữ khác, kênh podcast, kênh đăng video tổng hợp từ các shorts của mình… thì nên thêm thông tin vào metadata (About, Mô tả kênh, Mô tả video) để YouTube biết là những kênh này có sự kết nối.
11/4/2024: Ra mắt tính năng Members only trên YouTube Shorts
YouTube đã ra mắt một tính năng mới trên Shorts, đó là tính năng “Members only” (Chỉ dành cho thành viên), mang đến một nguồn thu nhập mới cho các nhà sáng tạo Shorts.
1. Tính năng “Members only” là gì?
Tính năng cho phép các nhà sáng tạo chia sẻ video ngắn (Shorts) độc quyền chỉ với những người xem đã đăng ký trở thành thành viên trả phí của kênh.
2. Cách cài đặt tính năng “Members only”
Sau khi tải lên video Shorts -> vào phần Visibility (Hiển thị) -> chọn Members only (Chỉ dành cho thành viên).
3. Các nhà sáng tạo có thể sử dụng tính năng mới này cho phép các thành viên trả phí có thể
- Xem Shorts độc quyền / Xem trước khi Shorts được xuất bản công khai.
- Nội dung gợi ý để làm Member only short: Q&A, behind-the-scenes looks, upcoming content, các thông báo đặc biệt, giới thiệu sản phẩm, các ưu đãi sản phẩm trong thời gian giới hạn,...
26/3/2024: Cập nhật Nguyên tắc cộng đồng và chính sách
1. Cập nhật Nguyên tắc cộng đồng
Nội dung áp dụng: YouTube sẽ cập nhật chính sách về Nội dung gây hại và nguy hiểm để thắt chặt quy định về tuyên bố từ chối trách nhiệm dành cho khán giả (nghĩa là khán giả phải chịu trách nhiệm về cách sử dụng thông tin, nội dung được cung cấp).
Tìm hiểu rõ hơn tại: Chính sách về nội dung gây hại hoặc nguy hiểm
2. Cập nhật Thay đổi đối với bài đăng trên Cộng đồng
Nội dung áp dụng: Bắt đầu từ tháng 3, để giúp bảo vệ cộng đồng YouTube, nhà sáng tạo cần có quyền sử dụng các tính năng nâng cao (advanced features) để có thể ghim bình luận trong bài đăng trên thẻ Cộng đồng hoặc thêm đường liên kết ngoài (có thể nhấp để truy cập) vào bài đăng trên thẻ Cộng đồng.
*Note: YouTube Studio cung cấp nhiều công cụ và tính năng giúp bạn khai thác tối đa nội dung của mình. Có 3 Quyền sử dụng các công cụ và tính năng trên YouTube (đó là: Standard features, Intermediate features, Advanced features). Để sử dụng các công cụ và tính năng này, bạn có thể chọn cách xác minh bằng quá trình hoạt động tích cực hoặc danh tính.
Tìm hiểu rõ hơn tại: Quyền sử dụng các công cụ và tính năng trên YouTube
3. Cập nhật liên quan đến Các video đã tải lên
Nội dung áp dụng: Trong một số trường hợp, YouTube có thể tự động đặt một số video ở chế độ riêng tư nếu phát hiện các video đó có thể đã được tải lên và xuất bản khi chưa có sự đồng ý hoặc nhận biết của chủ sở hữu kênh. Thay đổi này là nhằm bảo vệ nhà sáng tạo và kênh của họ khỏi hành vi xâm nhập. Để phòng ngừa thêm, chủ sở hữu kênh sẽ bị đăng xuất khỏi tài khoản của họ và nhận được thông báo qua email.
4. Cập nhật quy trình gửi yêu cầu liên quan đến quyền riêng tư
Nội dung áp dụng: YouTube sẽ bắt đầu mở rộng quy trình gửi yêu cầu liên quan đến quyền riêng tư để người dùng cá nhân ở Hoa Kỳ và Ấn Độ có thể yêu cầu gỡ bỏ nội dung do AI tạo hoặc những nội dung giả tạo/đã được chỉnh sửa khác trên YouTube có hình thức hoặc chất giọng giống những cá nhân đó. Quy trình mới sẽ mở rộng áp dụng cho nhiều khu vực hơn trong những tháng sắp tới.
Trong những tháng tới, YouTube sẽ yêu cầu các nhà sáng tạo cần cho biết: “nội dung đăng lên là nội dung tổng hợp hay nội dung đã qua chỉnh sửa”, bằng cách lựa chọn các tùy chọn YouTube đưa ra trước khi đăng tải video thành công. Những nhà sáng tạo luôn chọn “không tiết lộ thông tin này” có thể bị xóa nội dung, bị đình chỉ khỏi Chương trình Đối tác YouTube hoặc bị các hình phạt khác.
Ngoài ra, YouTube có thể sẽ yêu cầu xóa các nội dung do AI tạo, các nội dung tổng hợp hoặc nội dung đã chỉnh sửa nhưng mô phỏng một cá nhân có thể nhận dạng được, bao gồm cả khuôn mặt hoặc giọng nói của họ (ví dụ: nội dung mang tính nhại lại hay châm biếm, nội dung có đang đề cập đến một quan chức nhà nước hoặc một cá nhân nổi tiếng,...). Ngoài ra, các đối tác âm nhạc của YouTube có quyền gửi yêu cầu xóa nội dung âm nhạc do AI tạo ra mà bắt chước giọng hát hoặc giọng đọc rap độc đáo của một nghệ sĩ. YouTube sẽ xem xét nhiều yếu tố khác nhau khi đánh giá các yêu cầu này.
7/3/2024: Gắn nhãn cho Nội dung đã qua chỉnh sửa/Nội dung đã được làm lại
1. Việc gắn nhãn cho Nội dung đã qua chỉnh sửa / Nội dung đã được làm lại
- Khi upload video trên kênh, các nhà sáng tạo cần lựa chọn “Có” đối với Nội dung đã qua chỉnh sửa/ Nội dung đã được làm lại (Altered content).
* Nếu sử dụng một trong các hiệu ứng trí tuệ nhân tạo AI của YouTube thì hiện tại không cần bước này. Ví dụ: sử dụng công cụ thử nghiệm của YouTube Shorts Dream Track hoặc Dream Screen.
- Dream Track cho phép nhà sáng tạo chọn chủ đề + nghệ sĩ từ danh sách sẵn để tạo ra nhạc nền 30 giây cho video Shorts. Dream Track sẽ tạo ra lời bài hát, nhạc nền, và giọng hát được tạo ra bởi AI theo phong cách của nghệ sĩ được nhà sáng tạo chọn.
- Dream Screen cung cấp cho người sáng tạo một công cụ green screen được hỗ trợ bởi AI, cho phép người sáng tạo tự động loại bỏ phông nền từ video của họ và thay thế bằng hình ảnh hoặc video được tạo ra bởi AI chỉ bằng cách nhập vào những gì họ muốn thấy.
- Những nội dung được coi là đã qua chỉnh sửa/ đã được làm lại bao gồm:
- Khiến người thật có vẻ như đang nói hoặc làm điều gì đó mà họ không hề làm
- Thay đổi cảnh quay của một sự kiện hoặc địa điểm có thật
- Tạo ra một cảnh trông như thật nhưng không thực sự xảy ra
- Những nội dung không phải nội dung đã qua chỉnh sửa/ đã được làm lại bao gồm:
- Những thay đổi nhỏ
- Những điều không thực tế
Ví dụ cụ thể:
2. Ảnh hưởng đến kiếm tiền
Việc lựa chọn nội dung đã được chỉnh sửa/ đã được làm lại sẽ không làm ảnh hưởng đến khả năng kiếm tiền hoặc tiếp cận khán giả của video.
3. Hậu quả khi không lựa chọn
- Nếu nội dung gây hiểu lầm mà không được nhà sáng tạo thông báo, YouTube có thể chủ động áp dụng một nhãn mà nhà sáng tạo không thể xoá nhằm giảm rủi ro gây hại cho người xem.
- Những nhà sáng tạo luôn chọn không tiết lộ nội dung này có thể bị xóa video, bị đình chỉ khỏi Chương trình Đối tác YouTube hoặc bị các hình phạt khác.
Cập nhật Nguyên tắc cộng đồng
- Thời gian áp dụng: Từ ngày 18 tháng 3 năm 2024
- Đối tượng áp dụng: Tất cả các kênh YouTube
- Nội dung áp dụng: YouTube sẽ cập nhật chính sách về Nội dung gây hại và nguy hiểm để thắt chặt quy định về tuyên bố từ chối trách nhiệm dành cho khán giả (nghĩa là khán giả phải chịu trách nhiệm về cách sử dụng thông tin, nội dung được cung cấp).
Tìm hiểu rõ hơn tại: Chính sách về nội dung gây hại hoặc nguy hiểm
Cập nhật Thay đổi đối với bài đăng trên Cộng đồng
- Thời gian áp dụng: Từ tháng 3 năm 2024
- Đối tượng áp dụng: Tất cả các kênh YouTube
- Nội dung áp dụng: Bắt đầu từ tháng 3, để giúp bảo vệ cộng đồng YouTube, nhà sáng tạo cần có quyền sử dụng các tính năng nâng cao (advanced features) để có thể ghim bình luận trong bài đăng trên thẻ Cộng đồng hoặc thêm đường liên kết ngoài (có thể nhấp để truy cập) vào bài đăng trên thẻ Cộng đồng.
*Note: YouTube Studio cung cấp nhiều công cụ và tính năng giúp bạn khai thác tối đa nội dung của mình. Có 3 Quyền sử dụng các công cụ và tính năng trên YouTube (đó là: Standard features, Intermediate features, Advanced features). Để sử dụng các công cụ và tính năng này, bạn có thể chọn cách xác minh bằng quá trình hoạt động tích cực hoặc danh tính.
Tìm hiểu rõ hơn tại: Quyền sử dụng các công cụ và tính năng trên YouTube
Cập nhật liên quan đến Các video đã tải lên
- Thời gian áp dụng: Từ ngày 19 tháng 3 năm 2024
- Đối tượng áp dụng: Tất cả các kênh YouTube
- Nội dung áp dụng: Trong một số trường hợp, YouTube có thể tự động đặt một số video ở chế độ riêng tư nếu phát hiện các video đó có thể đã được tải lên và xuất bản khi chưa có sự đồng ý hoặc nhận biết của chủ sở hữu kênh. Thay đổi này là nhằm bảo vệ nhà sáng tạo và kênh của họ khỏi hành vi xâm nhập. Để phòng ngừa thêm, chủ sở hữu kênh sẽ bị đăng xuất khỏi tài khoản của họ và nhận được thông báo qua email.
Cập nhật quy trình gửi yêu cầu liên quan đến quyền riêng tư
- Thời gian áp dụng: Từ tháng 3 năm 2024
- Đối tượng áp dụng: Tất cả các kênh YouTube
- Nội dung áp dụng: YouTube sẽ bắt đầu mở rộng quy trình gửi yêu cầu liên quan đến quyền riêng tư để người dùng cá nhân ở Hoa Kỳ và Ấn Độ có thể yêu cầu gỡ bỏ nội dung do AI tạo hoặc những nội dung giả tạo/đã được chỉnh sửa khác trên YouTube có hình thức hoặc chất giọng giống những cá nhân đó. Quy trình mới sẽ mở rộng áp dụng cho nhiều khu vực hơn trong những tháng sắp tới.
Trong những tháng tới, YouTube sẽ yêu cầu các nhà sáng tạo cần cho biết: “nội dung đăng lên là nội dung tổng hợp hay nội dung đã qua chỉnh sửa”, bằng cách lựa chọn các tùy chọn YouTube đưa ra trước khi đăng tải video thành công. Những nhà sáng tạo luôn chọn “không tiết lộ thông tin này” có thể bị xóa nội dung, bị đình chỉ khỏi Chương trình Đối tác YouTube hoặc bị các hình phạt khác.
Ngoài ra, YouTube có thể sẽ yêu cầu xóa các nội dung do AI tạo, các nội dung tổng hợp hoặc nội dung đã chỉnh sửa nhưng mô phỏng một cá nhân có thể nhận dạng được, bao gồm cả khuôn mặt hoặc giọng nói của họ (ví dụ: nội dung mang tính nhại lại hay châm biếm, nội dung có đang đề cập đến một quan chức nhà nước hoặc một cá nhân nổi tiếng,...). Ngoài ra, các đối tác âm nhạc của YouTube có quyền gửi yêu cầu xóa nội dung âm nhạc do AI tạo ra mà bắt chước giọng hát hoặc giọng đọc rap độc đáo của một nghệ sĩ. YouTube sẽ xem xét nhiều yếu tố khác nhau khi đánh giá các yêu cầu này.
TUBRR hỗ trợ các nhà sáng tạo lan tỏa giá trị
Với cương vị đối tác chiến lược nằm trong hệ sinh thái WOA Media, TUBRR trải qua 10 năm kinh nghiệm kết nối và hợp tác bền vững cùng các nhà sáng tạo nội dung trên YouTube. Sở hữu mạng lưới rộng lớn và nằm trong hệ sinh thái đa dạng, TUBRR tự tin mang đến các giải pháp toàn diện cho các nhà sáng tạo.
Là một trong hai MCN hoàn chỉnh đầu tiên tại Việt Nam, TUBRR cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ chuyên nghiệp chất lượng cao dành cho các nhà sáng tạo bao gồm:
- Quản lý nhà sáng tạo
- Hỗ trợ và phát triển kênh
- Sản xuất nội dung phái sinh
- Phân phối âm nhạc trên nền tảng số
- Đăng ký bản quyền nhân vật
- Booking KOL, KOC
- Cung cấp các Workshop đào tạo cao cấp chia sẻ kiến thức về hoạt động sản xuất và kinh doanh trên nền tảng YouTube
Liên hệ ngay với TUBRR tại:
NEWSLETTER
Đăng ký để không bỏ lỡ các bài viết hay và tin tức cập nhật mới mỗi tuần