Update YouTube Policy (Continuously updated)

 

6/5/2024: Bổ sung từ YouTube về Repetitious content và Reused content

1. Repetitious content

a. Repetitious content là gì?

- Repetitious content là một kênh có nội dung giữa các video vô cùng giống nhau, người xem khó có thể nhận ra điểm khác biệt giữa các video, chẳng hạn như nội dung giống như được tạo bằng một mẫu mà giữa các video có ít hoặc không có sự biến đổi, hoặc nội dung dễ dàng tạo trên quy mô lớn.

b. Phân biệt nội dung được phép kiếm tiền và Nội dung không được phép kiếm tiền:  

Nội dung được phép kiếm tiền

Nội dung không được phép kiếm tiền

Người xem thông thường có thể nhận thấy rõ ràng rằng nội dung của mỗi video trên kênh đều có điểm khác nhau. Bản chất của mỗi video phải có sự đa dạng tương đối.

Những kênh đăng video có nội dung không có sự khác biệt rõ rệt, hoặc những nội dung được sản xuất từ một khuôn mẫu và lặp lại trên quy mô lớn.

Ví dụ:

- Các video có đoạn mở đầu và kết thúc giống nhau, nhưng phần nội dung video khác nhau

- Nội dung tương tự nhau nhưng mỗi video nói về những bài học, giá trị khác biệt

- Những đoạn intro giới thiệu nội dung, nhân vật giống nhau trên toàn kênh

 

 

Ví dụ:

- Nội dung được sản xuất hàng loạt hoặc sử dụng cùng một mẫu cho nhiều video

- Những bài hát đã chỉnh cao độ hay tốc độ, còn lại giống hoàn toàn với bản gốc

- Nội dung đọc lại các tin tức từ các trang báo khác mà không có thêm giá trị gia tăng (bình luận, reaction,....)

- Nội dung chất lượng thấp, không hoặc rất ít giá trị giáo dục lặp đi lặp lại trên kênh

- Các video trình chiếu hình ảnh hoặc văn bản, có rất ít hoặc không có lời bình luận, tường thuật hay giá trị giáo dục

c. Nên làm gì để tránh?

- Không đăng lặp đi lặp lại nội dung trên cùng 1 kênh.
- Gia tăng tính biên tập cho nội dung (thay đổi thumbnail, thay đổi màu sắc của nhân vật, bối cảnh; gia tăng hiệu ứng,....). 
- Phát triển chủ đề/ định dạng mới, thăm dò ý kiến người xem.

2. Reused content

a. Reused content là gì?

- Reused content là việc các kênh dùng lại nội dung đã có trên YouTube hoặc một nguồn trực tuyến khác mà không bổ sung thêm giá trị gia tăng (reaction, edit, cung cấp thêm giá trị giáo dục hay giải trí,....). Reused content cũng có thể là nội dung sao chép lại, cóp nhặt của người khác (lấy nội dung từ các trang web khác rồi làm lại thành nội dung của mình).   
- Để biết nội dung có phải là nội dung sử dụng lại hay không, YouTube sẽ kiểm tra Video, Nội dung mô tả kênh, Tiêu đề video, Nội dung mô tả video,... trên kênh để hiểu được cách creator sáng tạo, tham gia hoặc sản xuất nội dung. Nếu kênh có video vi phạm nguyên tắc của YouTube, hoặc nếu YouTube không thể xác định rõ ràng rằng creator đã sáng tạo nội dung đó, thì toàn bộ kênh có thể bị tắt kiếm tiền.

b. Phân biệt nội dung được phép kiếm tiền và Nội dung không được phép kiếm tiền:  

Nội dung được phép kiếm tiền  
(lưu ý: vẫn cần đảm bảo có bản quyền)

Nội dung không được phép kiếm tiền

Người xem có thể nhận ra sự khác biệt rõ ràng giữa video gốc và video của nhà sáng tạo.Nội dung được lấy từ nội dung của người khác, thay đổi không đáng kể.  
Nội dung mà YouTube không thể xác định được rằng nội dung đó là của nhà sáng tạo (kể cả khi nhà sáng tạo gốc đã cho phép sử dụng nội dung của họ).

Ví dụ:  
- Cảnh trích ra từ một bộ phim, creator đã viết lại lời thoại và thay đổi bản lồng tiếng  
- Video reaction trong đó creator bình luận về video gốc  
- Video phát lại một trận đấu thể thao mà creator giải thích các hành động người thi đấu đã thực hiện để giành chiến thắng  
- Nội dung duet  
- Nội dung video chủ yếu nói về nhà sáng tạo đã tải video đó lên  
- Cảnh quay đã qua chỉnh sửa, có hiệu ứng âm thanh và hình ảnh chứ không chỉ có nội dung sử dụng lại của video, thể hiện mức độ biên tập đáng kể và cho thấy chỉ có kênh của bạn mới làm ra video này  
 

 

 

Ví dụ:  
- Tuyển tập bài hát của nhiều nghệ sĩ (dù đã được họ cho phép/ có bản quyền)  
- Nội dung quảng bá cho nội dung của người khác (dù đã được họ cho phép)  
- Nội dung đã có nhiều nhà sáng tạo khác tải lên  
- Các đoạn video quay lại khoảnh khắc trong chương trình yêu thích của bạn, được chỉnh sửa bằng cách thêm một ít lời tường thuật hoặc không có lời tường thuật  
- Nội dung được tải xuống hoặc sao chép từ một nguồn trực tuyến khác mà không có sự sửa đổi đáng kể   
- Nội dung trong đó nhà sáng tạo chủ yếu phản ứng với video gốc qua ngôn ngữ cơ thể mà không thêm giọng nói bình luận

- Các video trình chiếu hình ảnh hoặc văn bản, có rất ít hoặc không có lời bình luận, tường thuật hay giá trị giáo dục

c. Nên làm gì để tránh?

- Đưa ra góc nhìn mới, tạo ra giá trị mới cho người xem, đảm bảo người xem có thể nhận ra sự khác biệt rõ ràng giữa video gốc và video của mình (lưu ý: sử dụng lại vẫn cần có bản quyền). 
- Tạo nội dung gốc.  
- Gia tăng tính biên tập sáng tạo, phát triển ý tưởng mới.
- Sử dụng âm nhạc và hình ảnh có bản quyền một cách cẩn thận.
- Nếu nhà sáng tạo có nhiều kênh, chẳng hạn như kênh ngôn ngữ khác, kênh podcast, kênh đăng video tổng hợp từ các shorts của mình… thì nên thêm thông tin vào metadata (About, Mô tả kênh, Mô tả video) để YouTube biết là những kênh này có sự kết nối.   

11/4/2024: Ra mắt tính năng Members only trên YouTube Shorts

YouTube đã ra mắt một tính năng mới trên Shorts, đó là tính năng “Members only” (Chỉ dành cho thành viên), mang đến một nguồn thu nhập mới cho các nhà sáng tạo Shorts.

1. Tính năng “Members only” là gì?

- Tính năng cho phép các nhà sáng tạo chia sẻ video ngắn (Shorts) độc quyền chỉ với những người xem đã đăng ký trở thành thành viên trả phí của kênh.

2. Cách cài đặt tính năng “Members only”

- Sau khi tải lên video Shorts -> vào phần Visibility (Hiển thị) -> chọn Members only (Chỉ dành cho thành viên).

screenshot-2024-05-09-103605.png

3. Các nhà sáng tạo có thể sử dụng tính năng mới này cho phép các thành viên trả phí có thể

- Xem Shorts độc quyền / Xem trước khi Shorts được xuất bản công khai.
- Nội dung gợi ý để làm Member only short: Q&A, behind-the-scenes looks, upcoming content, các thông báo đặc biệt, giới thiệu sản phẩm, các ưu đãi sản phẩm trong thời gian giới hạn,...

26/3/2024: Cập nhật Nguyên tắc cộng đồng và chính sách

1. Cập nhật Nguyên tắc cộng đồng

- Nội dung áp dụng: YouTube sẽ cập nhật chính sách về Nội dung gây hại và nguy hiểm để thắt chặt quy định về tuyên bố từ chối trách nhiệm dành cho khán giả (nghĩa là khán giả phải chịu trách nhiệm về cách sử dụng thông tin, nội dung được cung cấp). 

Tìm hiểu rõ hơn tại: Chính sách về nội dung gây hại hoặc nguy hiểm

2. Cập nhật Thay đổi đối với bài đăng trên Cộng đồng 

- Nội dung áp dụng: Bắt đầu từ tháng 3, để giúp bảo vệ cộng đồng YouTube, nhà sáng tạo cần có quyền sử dụng các tính năng nâng cao (advanced features) để có thể ghim bình luận trong bài đăng trên thẻ Cộng đồng hoặc thêm đường liên kết ngoài (có thể nhấp để truy cập) vào bài đăng trên thẻ Cộng đồng.  
*Note: YouTube Studio cung cấp nhiều công cụ và tính năng giúp bạn khai thác tối đa nội dung của mình. Có 3 Quyền sử dụng các công cụ và tính năng trên YouTube (đó là: Standard features, Intermediate features, Advanced features). Để sử dụng các công cụ và tính năng này, bạn có thể chọn cách xác minh bằng quá trình hoạt động tích cực hoặc danh tính. 

Tìm hiểu rõ hơn tại: Quyền sử dụng các công cụ và tính năng trên YouTube

3. Cập nhật liên quan đến Các video đã tải lên

- Nội dung áp dụng: Trong một số trường hợp, YouTube có thể tự động đặt một số video ở chế độ riêng tư nếu phát hiện các video đó có thể đã được tải lên và xuất bản khi chưa có sự đồng ý hoặc nhận biết của chủ sở hữu kênh. Thay đổi này là nhằm bảo vệ nhà sáng tạo và kênh của họ khỏi hành vi xâm nhập. Để phòng ngừa thêm, chủ sở hữu kênh sẽ bị đăng xuất khỏi tài khoản của họ và nhận được thông báo qua email.

4. Cập nhật quy trình gửi yêu cầu liên quan đến quyền riêng tư

- Nội dung áp dụng: YouTube sẽ bắt đầu mở rộng quy trình gửi yêu cầu liên quan đến quyền riêng tư để người dùng cá nhân ở Hoa Kỳ và Ấn Độ có thể yêu cầu gỡ bỏ nội dung do AI tạo hoặc những nội dung giả tạo/đã được chỉnh sửa khác trên YouTube có hình thức hoặc chất giọng giống những cá nhân đó. Quy trình mới sẽ mở rộng áp dụng cho nhiều khu vực hơn trong những tháng sắp tới. 

screenshot-2024-03-12-135349.png


Trong những tháng tới, YouTube sẽ yêu cầu các nhà sáng tạo cần cho biết: “nội dung đăng lên là nội dung tổng hợp hay nội dung đã qua chỉnh sửa”, bằng cách lựa chọn các tùy chọn YouTube đưa ra trước khi đăng tải video thành công. Những nhà sáng tạo luôn chọn “không tiết lộ thông tin này” có thể bị xóa nội dung, bị đình chỉ khỏi Chương trình Đối tác YouTube hoặc bị các hình phạt khác.

Ngoài ra, YouTube có thể sẽ yêu cầu xóa các nội dung do AI tạo, các nội dung tổng hợp hoặc nội dung đã chỉnh sửa nhưng mô phỏng một cá nhân có thể nhận dạng được, bao gồm cả khuôn mặt hoặc giọng nói của họ (ví dụ: nội dung mang tính nhại lại hay châm biếm, nội dung có đang đề cập đến một quan chức nhà nước hoặc một cá nhân nổi tiếng,...). Ngoài ra, các đối tác âm nhạc của YouTube có quyền gửi yêu cầu xóa nội dung âm nhạc do AI tạo ra mà bắt chước giọng hát hoặc giọng đọc rap độc đáo của một nghệ sĩ. YouTube sẽ xem xét nhiều yếu tố khác nhau khi đánh giá các yêu cầu này.

7/3/2024: Gắn nhãn cho Nội dung đã qua chỉnh sửa/Nội dung đã được làm lại 

1. Việc gắn nhãn cho Nội dung đã qua chỉnh sửa / Nội dung đã được làm lại 

- Khi upload video trên kênh, các nhà sáng tạo cần lựa chọn “Có” đối với Nội dung đã qua chỉnh sửa/ Nội dung đã được làm lại (Altered content). 

* Nếu sử dụng một trong các hiệu ứng trí tuệ nhân tạo AI của YouTube thì hiện tại không cần bước này. Ví dụ: sử dụng công cụ thử nghiệm của YouTube Shorts Dream Track hoặc Dream Screen.

  • Dream Track cho phép nhà sáng tạo chọn chủ đề + nghệ sĩ từ danh sách sẵn để tạo ra nhạc nền 30 giây cho video Shorts. Dream Track sẽ tạo ra lời bài hát, nhạc nền, và giọng hát được tạo ra bởi AI theo phong cách của nghệ sĩ được nhà sáng tạo chọn. 
  • Dream Screen cung cấp cho người sáng tạo một công cụ green screen được hỗ trợ bởi AI, cho phép người sáng tạo tự động loại bỏ phông nền từ video của họ và thay thế bằng hình ảnh hoặc video được tạo ra bởi AI chỉ bằng cách nhập vào những gì họ muốn thấy.
Việc gắn nhãn cho Nội dung đã qua chỉnh sửa / Nội dung đã được làm lại
Việc gắn nhãn cho Nội dung đã qua chỉnh sửa / Nội dung đã được làm lại 

- Những nội dung được coi là đã qua chỉnh sửa/ đã được làm lại bao gồm: 

  • Khiến người thật có vẻ như đang nói hoặc làm điều gì đó mà họ không hề làm
  • Thay đổi cảnh quay của một sự kiện hoặc địa điểm có thật
  • Tạo ra một cảnh trông như thật nhưng không thực sự xảy ra

- Những nội dung không phải nội dung đã qua chỉnh sửa/ đã được làm lại bao gồm:

  • Những thay đổi nhỏ 
  • Những điều không thực tế

Ví dụ cụ thể:

YouTube Update

2. Ảnh hưởng đến kiếm tiền

Việc lựa chọn nội dung đã được chỉnh sửa/ đã được làm lại sẽ không làm ảnh hưởng đến khả năng kiếm tiền hoặc tiếp cận khán giả của video.

3. Hậu quả khi không lựa chọn

- Nếu nội dung gây hiểu lầm mà không được nhà sáng tạo thông báo, YouTube có thể chủ động áp dụng một nhãn mà nhà sáng tạo không thể xoá nhằm giảm rủi ro gây hại cho người xem.  

- Những nhà sáng tạo luôn chọn không tiết lộ nội dung này có thể bị xóa video, bị đình chỉ khỏi Chương trình Đối tác YouTube hoặc bị các hình phạt khác.

Xem thêm: Tổng hợp tin tức & sự kiện HOT trên YouTube tháng 3/2024


TUBRR hỗ trợ các nhà sáng tạo quản trị kênh  

Là thương hiệu MCN uy tín với 10 năm phát triển tại thị trường Cộng hoà Séc, trở thành đối tác doanh nghiệp được YouTube tín nhiệm, TUBRR - mạng lưới đa kênh, đối tác chiến lược WOA Media, tự tin là MCN hiểu rõ YouTube nhất Việt Nam.   

blog-02-12.jpg

Tự hào là một trong hai MCN hoàn chỉnh đầu tiên tại Việt Nam, TUBRR bảo đảm cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ chuyên nghiệp chất lượng cao dành cho các nhà sáng tạo bao gồm:  

  • Quản lý nhà sáng tạo  
  • Hỗ trợ và phát triển kênh   
  • Cung cấp kho nhạc miễn phí và kho nội dung sáng tạo đa dạng   
  • Nhượng quyền nhân vật   
  • Phân phối âm nhạc, podcast trên các nền tảng số  
  • Cung cấp các  Workshop đào tạo cao cấp chia sẻ kiến thức về hoạt động sản xuất và kinh doanh trên nền tảng YouTube

Liên hệ ngay với TUBRR tại: