7 cách kiếm tiền từ âm nhạc năm 2024
Table of contents [Show]
Tất cả mọi người đều quá quen thuộc với những câu chuyện về những người nhạc sĩ, nghệ sĩ nghèo, quyết tâm theo đuổi nghệ thuật vì đam mê. Họ làm nhạc như đang bán cả linh hồn của mình, tất cả để sống với âm nhạc. Điều này là có thật, kiếm tiền từ âm nhạc không phải là điều dễ dàng - nhưng không phải không thể. Hãy cùng Tubrr tìm hiểu những cách để có thể kiếm tiền từ niềm đam mê âm nhạc của bạn nhé!
Là một người nhạc sĩ hay nghệ sĩ, có lẽ bạn từng thắc mắc - phần lớn doanh thu của nghệ sĩ đến từ đâu? Làm thế nào để các nghệ sĩ xây dựng sự nghiệp ổn định về mặt tài chính từ âm nhạc của mình? Theo đuổi một hợp đồng thu âm hay thành lập hãng thu âm của riêng mình thì tốt hơn?
Dưới đây là 7 nguồn doanh thu chính sẽ chiếm phần lớn thu nhập của bất kỳ nghệ sĩ nào.
1. Tiền bản quyền phát nhạc
Bắt đầu với cách rõ ràng nhất để kiếm tiền từ âm nhạc của bạn – thông qua tiền bản quyền âm nhạc và phát hành online, trên tất cả các nền tảng âm nhạc lớn. Bao gồm Spotify, Apple Music, Deezer, Tidal,…
Mặc dù doanh số bán hàng trực tuyến không nhất thiết phải kiếm được nhiều tiền ngay lập tức, nhưng chúng có thể bắt đầu thực sự tăng lên theo thời gian, đặc biệt là khi số người theo dõi và số lượng người nghe hàng tháng của bạn bắt đầu tăng lên. Điều này khiến việc phát trực tuyến trở thành nguồn doanh thu thường xuyên cho nhiều nghệ sĩ – mới hay cũ, lớn hay nhỏ!
Nhưng bằng cách nào?
Thông qua tiền bản quyền. Đó là số tiền thuộc về bạn mỗi khi bản nhạc của bạn được phát trực tuyến hoặc tải xuống trên nền tảng nhạc số.
Tìm hiểu thêm: Spotify trả bao nhiêu tiền cho mỗi lượt nghe năm 2024?
2. Phát hành nhạc
Một trong những nguồn thu nhập quan trọng nhất của các nhạc sĩ độc lập là số tiền bạn kiếm được thông qua tiền bản quyền phát hành âm nhạc.
Hiểu cách hoạt động phát hành âm nhạc có thể là một công việc khó khăn. Tuy nhiên – điều thực sự quan trọng là bạn phải nắm được khái quát về nó, để đảm bảo rằng bạn sẽ nhận được tất cả số tiền bản quyền mà bạn với tư cách là tác giả.
Vì vậy, nói một cách (RẤT) ngắn gọn:
Dưới hình thức sở hữu trí tuệ, các tác phẩm và bản ghi âm nhạc được đi kèm với một loạt các quyền lợi. Điều đó có nghĩa là khi các tổ chức (chẳng hạn như đài phát thanh, trang web phát trực tuyến và địa điểm) muốn sử dụng phần tài sản này, họ phải trả tiền giấy phép hàng năm. Và với tư cách là chủ sở hữu của tác phẩm, thông thường nghệ sĩ sẽ được hưởng số tiền từ tiền bản quyền này.
Thu và quản lý tiền bản quyền là một quá trình phức tạp và tẻ nhạt, ngay cả khi bạn đã đăng ký với các agency.
Nhưng biết gì không?
TUBRR Network có thể thực hiện công việc này cho bạn.
Không chỉ điều này – mà việc hợp tác với TUBRR Network còn có nghĩa là chúng tôi có thể giới thiệu âm nhạc của bạn cho các giao dịch đồng bộ hóa, nghĩa là thậm chí còn có nhiều cơ hội được trả tiền bản quyền hơn.
Tìm hiểu thêm: 5 điều nghệ sĩ cần biết trước khi phát hành nhạc
3. Merchandise
Merchandise - hay còn được gọi là Merch, nghĩa là buôn bán, hiểu ở đây có nghĩa là bạn sẽ bán những sản phẩm như áo phông chẳng hạn - nhưng nó sẽ liên quan đến thương hiệu âm nhạc của bạn.
Merchandise có thể khá rẻ nếu bạn biết nguồn hàng ở đâu. Và nếu bạn bán hàng hóa tại các buổi biểu diễn hoặc buổi hòa nhạc trực tiếp của mình, số tiền bạn kiếm được có thể là một cách tuyệt vời để trợ cấp chi phí đi lại cho buổi hòa nhạc và/hoặc thuê địa điểm.
Dòng Merchandise của bạn không nhất thiết chỉ giới hạn ở quần áo. Nó có thể bao gồm nhiều loại sản phẩm – từ cốc, vỏ điện thoại, áp phích, móc chìa khóa,…
Và trên thực tế, việc cung cấp nhiều loại sản phẩm có thể giúp tạo ra các mức giá cao hơn và thấp hơn cho dòng hàng hóa của bạn. Vì vậy, có lẽ không phải người hâm mộ nào cũng có đủ khả năng để mua một chiếc áo phông giá 500k. Nhưng nhiều khả năng họ sẽ có thể vung tiền mua chiếc móc khóa trị giá 15k.
Vậy khi nào bạn nên đầu tư vào Merchandise?
Bạn nên đầu tư vào Merch khi bạn đã bắt đầu có được lượng người theo dõi kha khá hay tổ chức những buổi biểu diễn thường xuyên – vì những sự kiện này là nơi bạn sẽ kiếm được phần lớn doanh số bán Merch của mình. Nhưng bạn cũng có thể bán Merch qua trang web của mình hoặc sử dụng cửa hàng trực tuyến hiện có, chẳng hạn như Shopee hay Lazada.
4. Liveshows
Giờ đây, thế giới đã mở cửa trở lại sau Covid (hoan hô!) Nhạc sống và các buổi biểu diễn là một trong những nguồn thu nhập chính của các nhạc sĩ.
Có một số nguồn doanh thu khác nhau mà bạn có thể khai thác khi phát chương trình trực tiếp;
- Bán vé
- Phí vào cửa
- Thanh toán từ chủ sở hữu địa điểm hoặc người quảng bá (nếu đó là buổi biểu diễn trả phí)
Khi bạn đã bắt đầu khẳng định được vị thế của mình và nhận được các hợp đồng biểu diễn thường xuyên, dù là tiết mục mở màn hay line-up chính, bạn có thể bắt đầu tính phí vé cho người hâm mộ đến xem bạn biểu diễn.
Và nếu bạn có đội hỗ trợ hoặc nếu bạn là một nhóm/ban nhạc, bạn sẽ cần phải thống nhất về cách phân chia doanh thu, tốt nhất là trước buổi biểu diễn thực tế.
Điều quan trọng nữa là phải tính đến mọi chi phí có thể xảy ra đối với bạn với tư cách là người biểu diễn - chẳng hạn như tiền thuê/đặt cọc địa điểm, mọi chi phí ăn uống hoặc tờ rơi, in ấn phẩm.
5. CD
Trong ngành công nghiệp âm nhạc, thu nhập dưới hình thức bán đĩa vật lý – chẳng hạn như đĩa CD, đĩa vinyl và băng cassette – chắc chắn không còn nổi bật như trước nữa. Nhưng điều đó không có nghĩa là doanh số bán đĩa vật lý vẫn không phải là nguồn thu nhập khả thi cho các nhạc sĩ và nghệ sĩ.
Đĩa CD có thể là một cách tốt để kiếm tiền. Chúng rẻ và dễ tái sản xuất, và có thể được đóng gói và bán cùng với các mặt hàng khác (Merch). Nhưng thành thật mà nói, ngày nay rất ít người thực sự nghe chúng. (Vì đầu chạy CD giờ rất hiếm chưa kể đến băng cassette).
Tuy nhiên, Đĩa than đã chứng kiến sự hồi sinh mạnh mẽ về văn hóa và tiếp tục vượt qua doanh thu CD hàng năm. Một nghiên cứu gần đây của người hâm mộ Spotify cho thấy đĩa than là lựa chọn merch HÀNG ĐẦU ở hầu hết mọi thể loại âm nhạc!
Với nhiều ban nhạc tung ra số lượng đĩa than bản giới hạn của riêng họ, việc tạo và bán các bản sao đĩa than cho bài nhạc của bạn có thể là một cách tuyệt vời để khai thác xu hướng mua hàng hiện tại!
6. Hợp tác và tài trợ từ các thương hiệu
Bạn đã bao giờ thấy một trong những nghệ sĩ yêu thích của bạn hợp tác với một thương hiệu hoặc sản phẩm cụ thể chưa?
Well, về cơ bản, điều đó được gọi là hợp tác thương hiệu hoặc Brand deals. Đây là nơi nhạc sĩ kiếm tiền với tư cách là người chứng thực cho một thương hiệu hoặc sản phẩm cụ thể.
Ví dụ các loại thương hiệu/công ty phổ biến mà bạn có thể hợp tác với tư cách là một nhạc sĩ:
- Các hãng nhạc cụ, thu âm
- Các hãng quần áo
- Dòng sản phẩm chăm sóc sắc đẹp
…
Nếu bạn quyết định hợp tác với một thương hiệu, họ sẽ thương lượng một thỏa thuận để quảng bá thương hiệu của họ hoặc nâng cao khả năng hiển thị của họ, thông qua việc liên kết với bạn với tư cách là một nghệ sĩ. Điều này có thể dưới dạng các bài đăng được tài trợ trên mạng xã hội, tại các chương trình trực tiếp của bạn, trên kênh YouTube của bạn, v.v.
Bây giờ với tư cách là một nghệ sĩ mới nổi, khó có khả năng CEO của Marshall hoặc Spotify sẽ đến mời bạn làm việc với họ. Những thương hiệu lớn như vậy có xu hướng làm việc với những nhạc sĩ đã có sẵn lượng người hâm mộ theo dõi lâu đời hoặc có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ và nhất quán.
Vì vậy, chìa khóa của là hãy bắt đầu từ việc nhỏ. Hãy liên hệ với các thương hiệu nhỏ hơn, có thể là local brands và xem bạn có thể thương lượng những gì. Lúc đầu, bạn sẽ có thể chỉ được trả công bằng những sản phẩm dùng thử hay những sản phẩm free do nhãn hàng tặng.
Nhưng quan trọng – nếu bạn đủ may mắn được làm việc với một thương hiệu – chỉ cần đảm bảo rằng thương hiệu đó phù hợp với thương hiệu của chính bạn với tư cách là một nhạc sĩ – cho dù bạn là một ca sĩ nhạc pop, rapper, indie,…
7. Dạy những gì mà bạn biết
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng - tại sao không kiếm tiền bằng cách dạy người khác những kỹ năng trong nghề của bạn?!
Nếu bạn là rapper, ca sĩ, nhạc sĩ hoặc producer, tất cả những thứ này có thể được bán cho nghệ sĩ trẻ dưới dạng khóa học, vlog, hội thảo…
Nếu bạn là một nghệ sĩ chơi nhạc cụ, bạn có thể sử dụng buổi tối và cuối tuần của mình để dạy cho những người có cùng niềm đam mê với mình.
Điểm mấu chốt là – bạn có thể bán kiến thức chuyên môn của mình cho bất kỳ ai muốn học và mua kiến thức đó.
Vì vậy, hãy tái sử dụng khả năng âm nhạc của bạn và bắt đầu kiếm tiền từ nó!
Bạn đang chờ đợi điều gì? Đã đến lúc bắt đầu mở rộng tầm nhìn về doanh thu và tạo dựng cho mình một sự nghiệp âm nhạc bền vững!
TUBRR hỗ trợ các nhà sáng tạo Phân phối Âm nhạc
Để lan tỏa các sản phẩm âm nhạc của nghệ sĩ được vươn mình ra thế giới, TUBRR phân phối và phát hành trên tất cả các nền tảng kỹ thuật số. TUBRR có thể phát hiện các trường hợp vi phạm, đăng tải nhạc trái phép và kịp thời xử lý để bảo vệ bản quyền nội dung cũng như doanh thu cho các nghệ sĩ.
Là một trong hai MCN hoàn chỉnh đầu tiên tại Việt Nam, TUBRR cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ chuyên nghiệp chất lượng cao dành cho các nhà sáng tạo bao gồm:
- Quản lý nhà sáng tạo
- Hỗ trợ và phát triển kênh
- Cung cấp kho nhạc miễn phí và kho nội dung sáng tạo đa dạng
- Nhượng quyền nhân vật
- Phân phối âm nhạc
- Cung cấp các Workshop đào tạo cao cấp chia sẻ kiến thức về hoạt động sản xuất và kinh doanh trên nền tảng YouTube
Liên hệ ngay với TUBRR tại:
NEWSLETTER
Đăng ký để không bỏ lỡ các bài viết hay và tin tức cập nhật mới mỗi tuần